Nhựa làm từ cánh côn trùng

Nhà thiết kế người Hà Lan Aagje Hoekstra đã giới thiệu phát minh mới: vật liệu làm từ vỏ của bọ cánh cứng, hứa hẹn có thể thay thế những dạng nhựa truyền thống gây hại cho môi trường.


Ảnh minh họa: treehugger.com

Theo trang tin Grist, chuyên gia này đã nung chảy vỏ của bọ cánh cứng đã chết trong tự nhiên để tạo ra “nhựa côn trùng” phân hủy được, gọi là coleoptera, và tạo thành các món trang sức, đèn các loại. Muốn trải được lớp nhựa côn trùng có diện tích 10cm2, cô Hoekstra đã tách vỏ của khoảng 2.500 bọ cánh cứng, vốn chứa nhựa tự nhiên chitin.

Sau đó, chuyên gia này áp dụng quy trình hóa học để biến chitin thành chitosan với kết cấu chắc chắn. Nhà phát minh Hà Lan hy vọng nhựa côn trùng trong tương lai có thể giảm bớt thói quen sử dụng nhựa truyền thống làm từ dầu mỏ.

Chỉ tính riêng tại Anh, có khoảng 270.000 tấn vật liệu nhựa gây hại môi trường bị thải ra mỗi năm, tương đương 15 triệu chai nhựa mỗi ngày. Trong khi đó, bọ cánh cứng thường chỉ sống thêm từ 3 đến 4 tháng sau khi đẻ trứng và xác của chúng cũng bị phân rã tự nhiên nếu không được tận dụng làm nhựa sinh học.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video