Các bệnh thường gặp vào mùa thu

Những bệnh hay mắc vào mùa thu

Mùa thu được coi là mùa dễ chịu nhất trong năm, thời tiết mát mẻ, nhưng ít người biết đây cũng là mùa dễ mắc một số bệnh hơn các mùa khác vì nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau.

Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, lại thêm sự thay đổi nhiệt độ, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô kết hợp với gió mạnh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Điều này làm sức đề kháng của bạn đã có thể giảm xuống khiến cho khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng.

Các triệu chứng khi bị đau họng có thể bao gồm: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch...

Hen suyễn - dị ứng

Mùa thu là thời điểm mà con người dễ bị dị ứng hơn hẳn mùa hè và mùa đông. Với nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao, bạn cũng có thể dễ mắc bệnh hen suyễn dị ứng trong mùa này.

Hen suyễn dị ứng thường là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, nấm mốc... gây ra. Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.

Nếu bạn là người dễ bị dị ứng với phấn hoa thì hãy cẩn thận vì nó xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt.


Mùa thu là thời điểm mà con người dễ bị dị ứng.

Nếu bạn thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để hạn chế nấm mốc và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển.

Loét dạ dày, tá tràng

Vào mùa thu, khi hệ miễn dịch của bạn giảm thì cơ thể bạn cũng khó chống tác ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa của bạn càng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ loét dạ dày tá tràng càng tăng.

Bệnh loét dạ dày, tá tràng thường xuất phát từ nguyên nhân cơ bản như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, căng thẳng, thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, di truyền hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Các triệu chứng phổ biến nhất khi bị loét dạ dày tá tràng là mất cảm giác ngon miệng, đau bụngvà nôn mửa.
Đặc biệt, các cơn đau do loét dạ dày thường xuất hiện ngay sau bữa ăn trong khi đau loét tá tràng xuất hiện sau khi ăn vài tiếng.

Suy tim

Vào mùa thu, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, ví dụ như suy tim.

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.

Nếu bạn có vấn đề về tim mạch hay huyết áp bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn chặn các cơn phát bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị.

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… thêm vào đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

Sốt và cảm lạnh

Sốt hay gặp trong thời điểm giao mùa là sốt do virus, biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, cúm... nền nhiệt độ từ 38,5oC trở lên. Đối tượng dễ mắc bệnh là người già và trẻ em do sức đề kháng yếu. Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc sốt do virut là sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó tự khỏi. Ở thể nặng hơn người bệnh sốt li bì 5-7 ngày và dễ gặp các biến chứng viêm long đường hô hấp cấp trên, viêm phổi...

Để phòng tránh sốt virus, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng fluor. Do thời tiết nóng lạnh thất thường, độ ẩm không khí cao nên phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Đặc biệt là vào lúc sáng sớm và buổi tối hay khi ngủ.


Mùa thu cơ thể dễ bị khí lạnh từ ngoài xâm nhập.

Mùa thu cơ thể dễ bị khí lạnh từ ngoài xâm nhập, mỗi người cần bổ sung năng lượng tốt để chống chọi tác động xấu từ môi trường.

Theo Đông y, khí lạnh từ môi trường tiếp xúc vào cơ thể con người qua hai con đường chính. Một là phía sau qua "cổng gió" bao gồm lưng và cổ. Con đường thứ hai ở phía trước là mũi và miệng. Để phòng tránh cảm lạnh đầu mùa, ngoài việc ăn mặc ấm và che chắn cẩn thận vùng cơ thể dễ bị lạnh, cần chú ý đến chế độ ăn uống.

Ăn uống không chỉ bổ dưỡng mà còn duy trì sự cân bằng giữa âm và dương trong cơ thể. Thực phẩm có tính chất "nhiệt" giúp tăng cường năng lượng cho thận và hỗ trợ miễn dịch chống lại cảm lạnh, như ngũ cốc, các loại đậu và rau củ gồm hành, tỏi, củ cải, súp lơ... Thực phẩm giàu đạm giúp cân bằng năng lượng âm dương gồm thịt vịt, thịt gà. Dinh dưỡng có trong các loại gia cầm giúp bạn bảo vệ khỏi bệnh cảm lạnh.

Trái cây mùa lạnh như lê, nho, cam, trà hoặc súp nóng với thành phần gừng, kỷ tử... đều có thể phòng trị cảm lạnh. Hạn chế ăn trái cây mang tính hàn như dưa hấu, dưa chuột, dưa vàng... vì có thể bị tiêu chảy.

Đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, hiện nay, phụ nữ sau tuổi 35 đều có thể bị bệnh khớp. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, người cao tuổi nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.

Nhóm bệnh đường hô hấp

Viêm đường hô hấp trên (viêm họng, VA, amidan) cấp tính và mạn tính

Khi viêm hô hấp cấp tính gây sốt cao kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và chuyển thành mạn tính.

Viêm đường hô hấp dưới

Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu, trẻ em càng dễ mắc. Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều về đêm và sáng, có đờm,… Nên sớm đến bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, dễ tái phát.

Viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi ít gặp hơn nhưng khi mắc thường hay bị nặng. Mùa này 3 loại virus cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa.

Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thở khò khè, thậm chí ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn... Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng, cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Cập nhật: 07/10/2019 Theo SKĐS/VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video