Những điều bạn chưa biết về Đấu trường La Mã

Có những bí mật nho nhỏ rất thú vị về công trình vĩ đại này.

Đấu trường La Mã là gì?

Đấu trường La Mã (Colosseum) là một đấu trường lớn ở thành phố Roma, được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đấu trường vẫn trường tồn ở đó như một kiệt tác của thời gian.


Đấu trường Colosseum.

Quá trình xây dựng đấu trường La Mã

Việc xây dựng Đấu trường Colosseum bắt đầu dưới thời Hoàng đế Vespasian vào khoảng năm 70-72, và hoàn thành vào năm 80 dưới thời Titus. Công trình liên tiếp được điều chỉnh dưới triều vua Domitian. Sau trận đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau Công nguyên, khu đất xây dựng đấu trường bị bỏ hoang và được hoàng đế Nero cho xây dựng công trình Domus Aurea tại địa điểm này. Sau bao nhiêu năm xây dựng và sụp đổ do động đất và chiến tranh, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường Colosseum như ngày nay. Với niên đại hơn 2000 năm tuổi, đấu trường La Mã xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

Ban đầu đấu trường La Mã được thiết kế để chứa được 50.000 người. Sau đó, các kiến trúc sư đã mở rộng thiết kế, nâng sức chứa của công trình này lên đến 55.000 người. Công dụng chính của đấu trường là làm nơi đấu của các võ sĩ. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.


Khi còn nguyên vẹn, chu vi bên ngoài của đấu trường là 545m.

Nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Nhiều lễ hội được tổ chức tại đấu trường La Mã kéo dài tới 100 ngày. Đôi khi người La Mã khiến đấu trường La Mã trở nên ngập nước để biến nơi đây trở thành địa điểm diễn ra những trận hải chiến thú vị nhằm mua vui cho mọi người. Công trình này dẫn dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháp đài…

Khi còn nguyên vẹn, chu vi bên ngoài của đấu trường là 545m. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Số tiền dùng để xây đấu trường Colloseum được lấy từ chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với người Do Thái vào năm 66 tới 73. Khoảng 50.000 cân bạc và vàng đã được thu về từ ngôi đền tại Jerusalem.

Các khán giả đến xem thi đấu cũng nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Phiếu đó ghi rõ số cổng, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được ngồi. Nó có thể chứa tới 50.000 đến 80.000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút.


Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người.

Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường.

Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.

Cập nhật: 04/10/2017 Theo tapchikientruc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video