Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
Khám phá cuộc sống của các phi hành gia trong vũ trụ
1. Một ngày 15 lần mặt trời mọc
Các nhà du hành có thể thấy tới 16 lần mặt trời mọc trong một ngày.
Mặt trời mọc và lặn cứ mỗi 90 phút ở vùng quỹ đạo thấp của trái đất. Điều đấy khiến cho các nhà du hành vũ trụ rất khó có một giấc ngủ tốt bởi vì chu kì ngày và đêm bình thường bị thay đổi.
Để thích nghi với điều ấy trạm điều hành ISS đã thiết lập thời gian biểu mới cho các nhà du hành dựa trên nền tảng giờ trái đất.
Đồng hồ cho những con tàu không gian được chỉnh theo giờ GMT, để giúp các nhà du hành thích nghi với thời khóa biểu mới này, trạm điều khiển hành trình gửi những cuộc gọi báo thức để tiến hành các nhiệm vụ.
Đó thường là những bản nhạc được nhà du hành hoặc thành viên gia đình họ yêu cầu. Ngoài ra họ còn được đánh thức bởi hệ thống báo thức trên tàu vũ trụ.
2. Bạn sẽ cao nhanh hơn
Cao hơn nhưng cũng có thêm những bệnh về lưng và thần kinh
Không bị ảnh hưởng bởi trọng trường như trên trái đất, cột xương sống của bạn sẽ mở rộng và giúp bạn cao nhanh hơn, thường là khoảng từ 5 đến 8 cm.
Tuy nhiên, việc tăng thêm chiều cao cũng đem đến cho bạn một vài rắc rối, như bệnh đau lưng hay đau thần kinh.
3. Bạn sẽ ít ngáy khi ngủ
Phi trọng trường khiến cho các nhà du hành ít ngáy hơn
Một nghiên cứu năm 2001 đã chứng minh rằng những nhà du hành dù ngáy khi ngủ trên trái đất nhưng sẽ yên lặng khi ngủ trên tàu không gian.
Lí do là trọng lực đóng vai trò quyết định sự ngừng thở, thở chậm và ngáy. Mặc dù vẫn có khả năng bạn ngáy khi ngủ trên không gian theo một số ghi nhận của NASA, thế nhưng ảnh hưởng của trọng trường bằng không khiến giảm việc ngáy khi ngủ.
4. Phải thêm nước vào một số thức ăn
Muối và hạt tiêu phải chuyển thành dạng lỏng
Trong không gian, muối và hạt tiêu chỉ có thể ở dạng lỏng bởi vì các nhà du hành không thể rắc chúng lên đồ ăn.
Ở trạng thái không trọng lượng mà không được "hóa lỏng", các gia vị trên có thể gây nguy hiểm vì bịt các lỗ thông hơi làm bẩn các thiết bị và có thể dính vào mắt miệng mũi các nhà du hành.
5. Kỷ lục trên không gian là 438 ngày
Nhà du hành Polyakov đã ở trên trạm không gian 438 ngày.
Kỷ lục này được giữ bởi nhà du hành người Nga, Polyakov. Vào năm 1995, ông đã ở trên trạm không gian MIR trong suốt 14 tháng (438) ngày để làm nhiệm vụ.
6. Có ba nhà du hành đã tử nạn trên không gian
Những nhà du hành tử nạn thuộc đội bay Soyuz 11.
Trong số 439 nhà du hành đã được bay vào không gian tính cho đến tháng 11/2004, chỉ có 11 người đã chết do tai nạn trong quá trình huấn luyện và 18 người đã chết do tai nạn khi bay. Trong số 18 người đấy, đội bay SOYUZ 11, đã thiệt mạng trong không gian vào năm 1971.
Đội bay gồm Georgi Dobrovolski, Viktor Patsayev và Vladislav Vlolkov, họ đã bị tử nạn sau khi rời khỏi trạm không gian Salyut 1 sau 3 tuần làm nhiệm vụ.
Van của chiếc tàu không gian của họ gặp sự cố khi module phục vụ được tách ra. Điều này chỉ được khám phá khi đội cứu hộ tới đây.
7. Hầu hết các nhà du hành gặp hội chứng không gian
Buồn nôn, đau đầu, kém tập trung là những bệnh thường thấy ở các nhà du hành.
Do môi trường không có trọng trường, những dấu hiệu về hệ thống tiền đình và các thụ quan áp suất thường bị sai lạc một cách tự nhiên.
Ảnh hưởng này dẫn đến các rối loạn, mất phương hướng: nhiều nhà du hành thường bất ngờ cảm thấy mình đang lộn ngược, hay cảm thấy khó khăn khi cảm nhận vị trí của tay và chân của mình.
Những rối loạn trên là nguyên nhân gây ra Hội chứng Thích nghi không gian. Một nhà du hành đã miêu tả một cách hài hước hội chứng trên như một cú ném đầy thú vị, gây ra hiện tượng đau đầu và tập trung kém hay triệu chứng buồn nôn. Những biểu hiện này sẽ biến mất sau vài ngày khi các nhà du hành thích nghi với mặt đất.
8. Khó khăn khi trở về Trái Đất
Các nhà khoa học thường quên rằng, mình không còn trong không gian vô trọng lực của tàu vũ trụ.
Khi các nhà du hành trở về trái đất, việc tái hòa nhập của họ cũng khó khăn như khi họ đi vào khoảng không lần đầu tiên. Giai đoạn này đôi khi cần rất nhiều thời gian.
Theo Trung tâm vũ trụ của Nga báo cáo, hàng tháng trời sau khi đáp về mặt đất, các nhà du hành vẫn thỉnh thoảng để những chiếc cốc hay đồ vật gì đó giữa khoảng không và sau đó buông rơi nó.
Kết quả thì không giống như ở trên tàu vũ trụ, những đồ vật đó vỡ tan chứ không lửng lơ
9. Phóng xạ vũ trụ
Phóng xạ vũ trụ có thể khiến mắt bị đục thủy tinh thể.
Hành trình trong không gian, các nhà du hành vũ trụ được chứng kiến những khung cảnh mà con người chưa bao giờ từng được nhin thấy. Đó có thể là cảnh tượng ngoạn mục của đĩa ánh sáng xanh của Trái Đất đối lập với màu đen của không gian, hay mặt không nhìn thấy của Mặt trăng.
Họ còn nhìn thấy cả những tia sáng bên trong nhãn cầu của mình. Các nhà du hành thuộc các trạm không gian Skylab, Shuttle, Mir và ISS đều báo cáo việc quan sát thấy những tia chớp ấy.
Những trải nghiệm đó chính là phóng xạ của không gian xẹt qua mắt họ giống như những viên đạn hạ nguyên tử. Khi viên đạn đi tới võng mạc, nó tạo ra một tín hiệu giả khiến não diễn giải như một tia sáng.
Thực tế, trải nghiệm trên không hề tốt cho mắt chút nào. Ít nhất 39 nhà du hành bị đục thủy tinh thể khi bị ánh chớp ấy bay qua mắt.
10. Dùng bọt để tắm
Mỗi nhà du hành có bộ vệ sinh cá nhân riêng.
Chỉ trừ trạm không gian Skylab và Mir có trang bị bồn tắm có vòi, còn hầu hết các nhà du hành phải dùng bọt tắm cùng khăn tắm hoặc khăn ẩm. Điều này giúp giảm bớt lượng nước tiêu thụ.
Mỗi người đều có một bộ vệ sinh riêng bao gồm bàn chải, thuốc đánh răng, dầu gội, dao cạo và những vật dụng vệ sinh cơ bản khác.
11. Trang phục
Trang phục của phi hành gia nặng gần 130kg và phải mất 40 phút để mặc. Các phi hành gia chẳng thể vội vàng mặc quần áo và chạy đi làm như chúng ta.
12. Tập thể dục mỗi ngày
Trong môi trường không trọng lượng, tim không phải hoạt động vất vả để truyền máu đi khắp cơ thể. Kết quả là tim sẽ đập chậm lại và yếu hơn, vì vậy các phi hành gia phải tập luyện mỗi ngày để giúp tim khỏe mạnh.
13. Nó chuyện bằng sóng radio
Bạn có thể hét toáng lên trong vũ trụ mà chẳng ai nghe thấy. Âm thanh không truyền được trong không gian vũ trụ do không có không khí. Các phi hành gia phải giao tiếp với nhau bằng sóng radio.