Những đợt bùng nổ sóng vô tuyến bí ẩn ngoài vũ trụ

Các nhà khoa học đã phát hiện những đợt bùng nổ bí ẩn của sóng vô tuyến, vốn chỉ tồn tại trong khoảng thời gian cực ngắn, bắt nguồn từ cách đây hàng tỉ năm ánh sáng.

Một đợt bùng nổ sóng vô tuyến từ nguồn chưa xác định đã được phát hiện bên ngoài Dải Ngân hà cách đây khoảng 6 năm, nhưng chẳng ai dám chắc là nó có thật hay chỉ là sự tưởng tượng.


Một hình ảnh cho thấy sức mạnh của hố đen - (Ảnh: Reuters)

Từ đó đến nay, các nhà khoa học không ngại tốn công sức để tìm kiếm những sự kiện tương tự, theo Space.com.

Tuy nhiên, một báo cáo mới đây đã mô tả thêm 4 vụ bùng nổ sóng vô tuyến, chứng tỏ rằng chúng có thật. Những đợt sóng này chỉ tồn tại vài phần triệu giây, và đợt xa nhất cách Trái đất khoảng vài tỉ năm, theo dữ liệu do đài quan sát vô tuyến CSIRO Parkes đường kính 64m tại Úc thu thập được.

Đội ngũ chuyên gia quốc đánh giá rằng độ sáng và khoảng cách cho thấy những đợt bùng phát này đến từ thời điểm vũ trụ mới chỉ bằng phân nửa độ tuổi hiện tại, và có liên quan đến các sao neutron hoặc hố đen.

Trưởng nhóm nghiên cứu Dan Thornton của Đại học Manchester (Anh) còn đi xa hơn khi nhận xét rằng có thể cứ mỗi 10 giây lại xuất hiện một đợt phát sóng vô tuyến cường độ cực mạnh trên.

Theo giới chuyên gia, các sao neutron từ tính, hay còn gọi là sao từ, là ứng viên sáng giá nhất để tạo ra các đợt bùng nổ sóng vô tuyến như trên.

Trong vòng một phần nghìn giây, sao từ có thể phát ra năng lượng lớn hơn mặt trời tỏa sáng trong vòng 300.000 năm.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video