Những hình ảnh bề mặt sao Kim đầu tiên từ hành trình lịch sử Venera

Venera là một chương trình vũ trụ với hàng loạt các tàu thám hiểm được Liên Xô phóng vào không gian vào những năm 1970 và 1980 nhằm nghiên cứu môi trường trên Sao Kim. Mục đích của dự án là thu được những hình ảnh đầu tiên về bề mặt của một hành tinh ngoài không gian.

Trong suốt dự án, 13 tàu đổ bộ đã tiếp cận thành công sao Kim và chuyển tải dữ liệu về "người hàng xóm" của Trái đất, 8 trong số đó hạ cánh thành công lên bề mặt và có 4 tàu gửi được những hình ảnh cực kỳ tuyệt diệu về vùng đất xa xôi này.

Venera 7 là tàu quỹ đạo trinh sát đầu tiên hạ cánh trên một hành tinh khác, được phóng lên từ Trái Đất vào ngày 17/8/1970. Sau bốn tháng "quá cảnh" trên quỹ đạo sao Kim, tàu đổ bộ rời quỹ đạo vào ngày 15 tháng 12 và tiến vào bầu khí quyển đặc quánh của hành tinh này. Sau một giai đoạn tiến hành hãm khí động học, phần đầu và tấm chắn nhiệt được giải phóng. Tấm dù được bung ra 6 phút sau đó nhằm làm chậm quá trình hạ cánh; dẫu vậy bầu không khí cô đặc tại đây cũng đủ để làm chậm quá trình dài 29 phút này. Công cuộc đáp xuống thành công, dữ liệu được truyền từ bề mặt trong vòng 1 giây trước khi mất kết nối, tuy nhiên những phân tích sau chuyến bay từ tần số vô tuyến thu được cho thấy tàu đổ bộ thực sự đã truyền được dữ liệu trong 23 phút trước đó trước khi vùi mình vào môi trường trên sao Kim. Chuyến hành trình sau đó được tiếp nối bởi Venera 8 vào ngày 27/3/1972, tiếp cận sao Kim vào ngày 22/7/1972, tàu đổ bộ khi chạm được đến bề mặt đã truyền được dữ liệu trong vòng 63 phút.

Tàu Venera 9 được phóng lên vào ngày 8/6/1975, là nhiệm vụ đầu tiên trong nỗ lực thu được hình ảnh về bề mặt của sao Kim. Dẫu tàu đổ bộ đã hạ cánh trong tình trạng tốt vào ngày 22 tháng 10, nhưng chỉ có một trong hai ống kính được tách rời. Vì vậy, thay vì thu được bức ảnh 360 độ xung quanh tàu đổ bộ như dự tính thì chỉ thu được hình ảnh 180 độ. Venera 10 đặt chân lên sao Kim vào ngày 25/10, tiếp tục mắc phải trục trặc tương tự Venera 9. Một lần nữa chỉ một trong các nắp ống kính được mở ra theo đúng kế hoạch, truyền về bức hình 180 độ trước khi hoàn toàn ngắt kết nối sau 65 phút hoạt động.


Ảnh toàn cảnh của Venera 9 là hình trên và Venera 10 là hình dưới.

Hai chuyến nhiệm vụ tiếp theo chỉ được đánh giá là thành công một phần. Venera 11 hạ cánh vào ngày 25/12 và Venera là 21/12, đều trong năm 1978. Nhưng trong cả hai nhiệm vụ này, đều có vấn đề xảy ra với ống kính, cả hai nắp ống kính đều không thể tách rời, vì vậy không thể thu được hình ảnh từ tàu đổ bộ.

Verena 13 được phóng lên vào ngày 30/10/1981 và hạ cánh trên sao Kim vào ngày 1/3/1982. Khi đặt chân lên bề mặt sao Kim, các camera bắt đầu chụp các tấm hình panorama xung quanh khu vực tàu đổ bộ. Tàu vũ trụ tồn tại trong vòng 127 phút trước khi chính thức dừng hoạt động.


Góc nhìn từ camera trái của Venera 13.


Góc nhìn từ camera phải của Venera 13.


Ảnh toàn cảnh từ Venera 13

Venera 14 là nhiệm vụ đổ bộ cuối cùng. Nó được phóng lên vào ngày 4/11/1981 và đáp xuống bề mặt sao Kim vào ngày 5/3/1982. Tàu đổ bộ đã hoạt động trong 57 phút trước khi hoàn toàn mất liên lạc.


Góc nhìn từ Venera 14.

Những hình ảnh thu được từ bề mặt sao Kim có thể không mỹ lệ như khung cảnh chúng ta được chiêm ngưỡng trên sao Hỏa, nhưng nếu xét đến điều kiện môi trường khắc nghiệt mà các tàu đổ bộ phải chống chọi để gửi về được những bức ảnh này – nhiệt độ lên tới 482 độ C và áp suất khí quyển gấp 92 lần so với trên Trái đất – thì có lẽ mọi thứ thật sự quá tuyệt diệu.

Cập nhật: 07/11/2019 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video