Những hình ảnh đẹp nhất năm 2016 chụp bởi kính Hubble

Kính Viễn vọng Không gian Hubble là một chiếc kính viễn vọng bay trong không gian quanh quỹ đạo Trái Đất, chụp hình ảnh những thiên thể xa xôi và đẹp lung linh gửi về Trái Đất. Đây là những hình ảnh đẹp nhất được chụp bởi kính Hubble trong năm 2016.


Cặp thiên hà Antennae. (Ảnh: NASA, ESA, and the Hubble Heritage Team).

Đây là hai thiên hà xoắn ốc đang trong quá trình sáp nhập vào nhau, trong thời gian này, hàng tỷ ngôi sao mới sẽ được hình thành. Hai thiên hà này cách chúng ta khoảng 45 triệu ánh sáng đã bắt đầu va chạm nhau từ vài trăm triệu năm trước đây.

Chúng là một trong những thiên hà va chạm gần nhất và trẻ nhất mà chúng ta từng được biết. Khu vực ở giữa có màu vàng cam là lõi cũ của hai thiên hà, trong khi khu vực bên ngoài có màu xanh do khí hydro phát sáng là nơi những ngôi sao mới đang được sinh ra.


Thiên hà Sombrero, hay còn gọi là Messier 104. (Ảnh: NASA and The Hubble Heritage Team, STScI / AURA).

Đây là một thiên hà màu trắng với phần lõi phình to lên được bao quanh bởi các đường bụi dày. Nó là một thiên hà xoắn ốc, nhưng khi quan sát từ Trái Đất, góc nghiêng của nó khiến chúng ta thấy nó dẹt như một chiếc dĩa.

Thiên hà này rộng 50.000 năm ánh sáng, cách chúng ta 28 triệu năm ánh sáng ở phía nam của chòm sao Virgo, và có thể quan sát qua ống nhòm với độ sáng biểu kiến là 8,0.


NGC 4696, thiên hà lớn nhất trong cụm thiên hà Centaurus. (Ảnh: NASA, ESA / Hubble, A. Fabian).

Hình ảnh này được chụp qua ống kính trường ảnh rộng thế hệ 3 của Kính Viễn vọng Không gian Hubble, cho thấy thiên hà to lớn nhất trong cụm thiên hà Centaurus – nơi chứa hàng trăm thiên hà khác nhau.

Hình ảnh này cho thấy những sợi bụi xoắn ở trung tâm thiên hà khổng lồ này một cách chi tiết nhất từ trước đến nay. Những sợi bụi màu vàng nâu và xoắn vào trong bởi lực hấp dẫn từ một hố đen khổng lồ ở giữa tâm thiên hà.


Tinh vân Bong bóng. (Ảnh: NASA / ESA / Hubble Team / Reuters).

Tinh vân Bong bóng này được Kính Hubble chụp vào tháng 2 vừa qua bởi ống kính trường ảnh rộng thế hệ 3. Tinh vân trải rộng 7 năm ánh sáng và cách Trái Đất 7.100 năm ánh sáng trong chòm sao Cassiopeia.


Thấu kính khổng lồ trong vũ trụ. (Ảnh: NASA, ESA, and J. Lotz, STScI).

Hình ảnh góc rộng cho thấy hàng trăm thiên hà nằm lộn xộn, trong đó có một số thiên hà bị bóp méo. Thật ra chúng bị bóp méo bởi một hiện tượng quang học như là một gương thấu kính khổng lồ đặt giữa vũ trụ.

Ở giữa hình là cụm thiên hà khổng lồ Abell S1063, cách chúng ta 4 tỷ năm ánh sáng. Lực hấp dẫn lớn của nó khiến ánh sáng bị bóp méo và đổi hướng khi truyền đến Trái Đất.


Khí bụi được phóng ra từ một ngôi sao trẻ. (Ảnh: ESA / Hubble & NASA, D. Padgett, B. Reipurth).

Hai dòng chảy khí được phóng ra một cách mạnh mẽ từ hai cực của một ngôi sao trẻ. Những dòng khí này di chuyển với tốc độ và trăm km mỗi giây, va chạm với vùng khí bụi xung quanh nó và tạo ra những làn sóng xung kích. Ngôi sao này được gọi là HH 24, cách chúng ta 1.500 năm ánh sáng trong chòm sao Orion.


Thiên thực của vệ tinh Io trên bề mặt Sao Mộc. (Ảnh: J. Spencer, NASA / ESA).

Vệ tinh Io đang đổ bóng lên bề mặt khí của Sao Mộc. Io có kích thước tương đương với Mặt Trăng của Trái Đất, đang lướt qua bề mặt Sao Mộc ở khoảng cách hơn 500.000 km. Io quay quanh Sao Mộc mỗi 1,8 ngày, trong khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng mất 28 ngày.


Thiên hà Xoáy nước, hay còn gọi là Messier 51. (Ảnh: NASA, ESA, S. Beckwith (STScI), Hubble Heritage Team STScI / AURA).

Những cách tay xoắn ốc uốn lượng những vòng thật nhịp nhàng như một xoáy nước khổng lồ trong không gian. Những cánh tay này chứa đầy những ngôi sao và bụi khí hòa trộn với nhau.

Có rất nhiều thiên hà xoắn ốc trong vũ trụ, nhưng hầu hết những cánh tay xoắn ốc của chúng đều khá lỏng lẻo, không dày đặc vật chất như Messier 51. Những khu vực sáng màu, là nơi hình thành những ngôi sao mới và sau đó chúng di chuyển đến những nơi có màu hồng sáng.


Thiên hà xoắn ốc NGC 1300. (Ảnh: NASA, ESA, Hubble Heritage Team (STScI/AURA)).

NGC 1300 là một thiên hà xoắn ốc khá kỳ lạ khi những cánh tay xoắn ốc của nó không dẫn vào phần tâm thiên hà. Phần lõi thiên hà là một cấu trúc xoắn ốc khác có chiều dài khoảng 3.300 năm ánh sáng. Chỉ có những thiên hà xoắn ốc khổng lồ mới có thể xuất hiện một cấu trúc riêng biệt ở lõi như NGC 1300.


Vườn ươm sao trong Tinh vân Carina. (Ảnh: NASA, ESA, M. Livio, Hubble 20th Anniversary Team (STScI)).

Tinh vân Carina sở hữu một vườn ươm sao rất năng động. Những trụ cột trong hình được tạo thành từ bụi và khí trong môi trường liên sao, chúng tham gia phản ứng đốt cháy khi những ngôi sao mới được tạo thành.

Những dải mờ vắt ngang những cột khí là gió được đẩy ra khi các ngôi sao được hình thành, chúng chứa mật độ bức xạ cực tím rất cao. Những cơn gió này không ngừng bào mòn những cột khí, trong khi các cột khí luôn được bồi tụ bởi khí bụi từ các ngôi sao.

Cập nhật: 17/12/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video