Những hố xoắn ốc kỳ lạ trên sa mạc Peru

Máng dẫn nước 1.700 năm giúp sa mạc Peru màu mỡ

Hệ thống máng dẫn nước cổ đại vẫn hoạt động ngày nay, vận chuyển 18 – 20 lít nước/giây, giúp 900 hộ nông dân trồng cây trái và hoa màu trên sa mạc Nazca.

Những hố xoắn ốc kỳ vĩ trên sa mạc Peru thực chất thuộc một mạng lưới đường hầm thủy lợi, giúp người dân lấy nước ngầm và sống sót trong thời tiết khô hạn.

Theo Science Alert, sa mạc Nasca ở miền nam Peru là nơi có nhiều hố xoắn ốc được đào sâu xuống dưới mặt đất, gọi là puquios. Những cấu trúc đặc biệt này không thể dùng phương pháp phân tích đồng vị các-bon để xác định niên đại. Người Nasca cũng không để lại bất kỳ bằng chứng nào về thời điểm và mục đích xây dựng chúng.


Hố xoắn ốc kỳ lạ trên sa mạc ở Peru. (Ảnh: Pikselstock).

Rosa Lasaponara thuộc Viện Phương pháp Phân tích Môi trường, Italy, sử dụng ảnh vệ tinh để vẽ sơ đồ phân bố puquios, đồng thời tìm hiểu mối liên hệ của chúng tới khu dân cư gần đó. Kết quả cho thấy, các hố xoắn ốc nằm trong một mạng lưới đường hầm thủy lợi trên sa mạc Nasca, giúp người dân lấy nước ngầm. Lasaponara dự kiến công bố những phát hiện của mình vào cuối năm nay trong bài báo có tựa đề "Thế giới Nasca cổ đại: Góc nhìn mới từ Khoa học và Khảo cổ học".

"Hệ thống puquios giúp khai thác nguồn nước vô tận trong suốt cả năm, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp thâm canh tại khu vực thung lũng khô cằn. Công nghệ xây dựng và bảo trì thường xuyên các hố xoắn ốc dựa trên sự hợp tác và nỗ lực rất lớn của hệ thống tổ chức xã hội", Lasaponara cho biết.

Các hố xoắn ốc hoạt động bằng cách vận chuyển gió vào những kênh dẫn ngầm, tạo áp lực đẩy nước từ các bể chứa nước sâu dưới mặt đất đến nơi cần sử dụng. Việc xây dựng một công trình trên quy mô rộng lớn như hệ thống puquios đòi hỏi có sự hiểu biết toàn diện về địa chất khu vực, cũng như quá trình biến đổi của nguồn cung cấp nước hàng năm.

"Hệ thống puquios là dự án thủy lợi tham vọng nhất trong khu vực Nasca, cho phép nguồn nước luôn sẵn có quanh năm để sử dụng, không chỉ đối với nông nghiệp mà còn phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình", Lasaponara giải thích.

Cập nhật: 10/07/2024 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video