Những loài sinh vật dưới đáy biển tìm thấy "một nửa" của mình bằng cách nào?

Đối với chúng ta, để tìm được một nửa hạnh phúc giữa 7 tỷ người trên hành tinh đã vốn chẳng phải điều dễ dàng. Vậy thì, đối với những loài sinh vật hiếm, số lượng cá thể loài ít ỏi, lại sống trong điều kiện tự nhiên ngặt nghèo, chúng sẽ làm điều đó như thế nào?

Bất cứ ai từng lúng túng trong các cuộc hẹn hò đều hiểu rằng, để có thể gặp được "một nửa" đích thực khó đến thế nào. Điều này có thể mất vài tháng, vài năm, hoặc thậm chí là vài thập kỷ. Sẽ là những ngày tâm trạng rối bời và những đêm cô đơn, trước khi bạn tìm được người mà bạn muốn dành toàn bộ thời gian và năng lượng. Tùy vào hoàn cảnh, tiêu chuẩn và mong muốn của bạn ở một nửa mà cách bạn tiếp cận "chuyện ghép đôi" như thế nào sẽ ảnh hưởng đến việc bạn thành công hay thất bại. Cố gắng điều khiển dòng chảy cảm xúc, cũng như điều phối các mối quan hệ không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với con người.

May thay, có hơn 7 tỷ người trên hành tinh này, và chúng ta được liên kết với nhau bằng nhiều cách nhờ công nghệ và Internet. Chỉ bằng một cú click chuột, chúng ta có thể tìm kiếm, kết nối và định vị các thành viên khác của cộng đồng loài người. Điều mà có vẻ như, chẳng sinh vật nào trên hành tinh này có khả năng làm được.

Hẹn hò dưới đáy biển

Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ có vài chục "một nửa tiềm năng" trong hàng trăm dặm xung quanh, hơn nữa không gian lại luôn tối đen như mực? Đó là thực tế của không ít loài sinh vật, những loài sống trong môi trường cô lập dưới đáy biển sâu và có thể nói là khó tiếp cận nhất trên Trái Đất.

Mặc cho môi trường vô cùng khắc nghiệt, hiếm hoi vẫn có những loài sinh vật có khả năng thích nghi, tiến hóa và tồn tại suốt hàng chục triệu năm qua. Như chúng ta đều biết, việc duy trì một loài đòi hỏi các cá thể loài phải có khả năng sinh sản ở một dạng nào đó, điển hình là cần có một con đực, một con cái cùng tham gia vào quá trình giao phối, với trứng và tinh trùng. Vậy nhưng, trong không gian tối sâu vô tận của đại dương, làm sao để những loài vật tìm thấy nhau và duy trì nòi giống?

Kỹ thuật quyến rũ

Lấy ví dụ tương tự, nếu con người muốn cải thiện khả năng tìm được một nửa đích thực trong những mối quan hệ phức tạp, cả kỹ thuật và chiến lược đều cần dùng đến. Cách bạn ăn mặc, mùi hương cơ thể, nơi bạn thường lui tới hay thậm chí là những việc bạn sẵn sàng làm, sẽ đều ảnh ít nhiều đến cơ hội tìm được người bạn đời lý tưởng.

Cũng như vậy, dưới áp lực và độ sâu của đại, trong suốt hàng triệu năm, những sinh vật biển hiếm hoi đã sáng tạo và phát triển theo cách riêng để thu hút và bảo vệ đồng loại, nhằm đảm bảo rằng, gene và các cá thể loài sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai.

Mùi hương kích thích bạn tình

Nhiều loài động vật sử dụng pheromone (chất được cơ thể tiết ra như tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài) ở các tuyến khác nhau xung quanh cơ thể. Chất này có thể được sử dụng để giao tiếp, nhưng cũng liên quan mật thiết đến sự hấp dẫn và khả năng sinh sản. Dưới độ sâu rất lớn, những loài sinh vật biển như cá mút đá, cá mặt quỷ… đã giải phóng pheromone vào nước, thứ có thể được phát hiện bởi những cá thể khác cùng loài từ những khoảng cách rất xa, khơi gợi ở bạn tình tiềm năng sự tương tác sinh sản hiếm hoi.

Phát quang sinh học

Phát quang sinh học là một trong những hiện tượng thích ứng với tự nhiên đẹp nhất, được tìm thấy trong nhiều loài vật khác nhau, từ sứa, cá mập, cho đến hơn 1000 loài khác. Phát quang sinh học là sự tạo ra ánh sáng của các sinh vật sống, thường có màu vàng, xanh lục hoặc xanh dương. Ngay cả một số sinh vật trên cạn cũng có hiện tượng phát quang sinh học, chẳng hạn như đom đóm, ốc đất và một số loài bọ cánh cứng. Trong lòng đại dương tối đen, việc có thể phát sáng là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất nhằm thu hút bạn đời. Một số loài như cá đèn lồng và cá mặt quỷ, hay một số loài động vật ruột khoang, giáp xác hoặc nhuyễn thể, sử dụng phát quang sinh học như một cách chiếu sáng ở những góc tối tăm nhất dưới biển sâu.

Thuận theo tự nhiên

Một số loài sinh vật biển có khả năng giải phóng trứng và tinh trùng vào nước. Những thứ này có thể tồn tại trong một thời gian dài, cho đến khi một thành viên nào đó khác trong loài của chúng bắt gặp và thực hiện nhiệm vụ duy trì giống nòi. Sự giải phóng trứng, tinh trùng thường kết hợp với các điều kiện kích thích từ môi trường, chẳng hạn như thay đổi thủy triều, nhiệt độ, chuyển mùa và chu kỳ mặt trăng. Hiện tượng này được biết đến như là một phương thức sinh sản, phụ thuộc rất nhiều vào cơ hội tinh trùng di chuyển trong nước hay cơ hội thụ tinh cho trứng. Một số loài cá cũng xây "tổ" và thả trứng của chúng trong một số khu vực đặc biệt, thường khá gần với những con đực mà con cái đó muốn cho trứng. Cá hồi chấm hồng, cá tuyết và cá hồi vân là những loài thực hiện thụ tinh ngoài. Có một số loài thì tập hợp lại tại các khu vực sinh sản đại trà nhằm mục đích thụ tinh cả trong lẫn ngoài.

Nhiều cơ quan sinh sản

Đối với những loài hiếm, số lượng cá thể trong cộng đồng ít, thì việc có đồng thời hai cơ quan sinh sản đực và cái là cực hữu ích. Một số loài không có khả năng sinh sản vô tính, nhưng nếu chúng gặp được bạn tình, chúng lại có có khả năng này, điều này giúp tăng khả năng cải thiện giống nòi của loài. Trong tự nhiên có hơn 20 loài cá thuộc loài lưỡng tính, bao gồm cá mú, cá vẹt, cá vược…

Lưu giữ tinh trùng

Nếu điều kiện sinh sản chưa thuận lợi, một số loài có khả năng lưu giữ tinh trùng từ những "cuộc vui" trước đó dành cho một cá thể khác của loài. Chẳng hạn như rùa biển, chúng có thể lưu trữ tinh trùng khá lâu, cho đến khi gặp điều kiện phù hợp, có thể mang đến cơ hội sống tốt nhất cho thế hệ sau.

Chuyển đổi giới tính

Ở các loài lưỡng tính, khi số lượng con đực trong hệ sinh thái thấp, con cái có thể biến thành con đực. Điều này được phát hiện tại loài cá wrasse (tạm dịch: cá bàng chài). Ngược lại, ở cá hề, khi số lượng con cái thấp thì những con đực lại thay đổi giới tính để cân bằng khả năng sinh sản.

Con đực ký sinh

Đây là một trong nhưng sự thích nghi sinh sản cực đoan nhất, con đực thực sự hợp nhất với cơ thể con cái, mất đi kiểm soát và ý thức. Những con đực này sẽ gần như trở thành một khối u, nhận máu và các chất dinh dưỡng từ con cái, đồng thời bơm trực tiếp tinh trùng vào con cái.

Lời kết

Độ sâu cực đại của biển cả đến nay vẫn còn là ẩn số và phần lớn đại dương vẫn chưa hề được khám phá. Tuy nhiên, có hàng nghìn loài sinh vật trong bóng tối mênh mông vẫn tìm ra những cách sáng tạo và đặc biệt để tồn tại, thậm chí là phát triển mạnh mẽ. Thêm một lần nữa, câu nói vượt thời gian của tiến sĩ Tan Malcom (Jeff Goldblum) trong bộ phim nổi tiếng Jurraric Park chứng minh được tính đúng đắn của nó: "Sự sống sẽ luôn tự tìm ra cách".

Cập nhật: 27/02/2019 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video