Những nguyên nhân gây tái cận sau mổ mắt

Chuyên gia nhận định phương pháp phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ sẽ phù hợp hơn với người có số độ ổn định.

Chuyên gia nhận định phương pháp phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ sẽ phù hợp hơn với người có số độ ổn định.

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ đang là một trong những giải pháp cho người bị cận, loạn hay viễn thị mong muốn tìm lại thị giác và loại bỏ những bất tiện khi dùng kính.

Dẫu vậy, để hoàn toàn lấy lại thị giác như trước, người bệnh còn gặp rất nhiều rào cản từ tâm lý, sự hiểu biết đến kinh phí.

Mổ mắt không tốt, có thể tái cận?

Trả lời PV, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), khẳng định nghi ngờ này không có căn cứ. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, nhiều điều dưỡng và bác sĩ đã được phẫu thuật điều trị tật khúc xạ và bỏ kính thành công.


Người mổ mắt có thể bị tái cận nhưng nguyên nhân do độ tật khúc xạ vẫn tiếp tục tăng. (Ảnh minh họa: Which).

“Khi lựa chọn đối tượng mổ mắt, chúng tôi thường chỉ định những người có độ tật khúc xạ đã ổn định. Ví dụ, người bị cận phải không được tăng số nữa”, bá sĩ Hiền nói.

Nguyên nhân là nhiều trường hợp được phẫu thuật ở thời điểm độ cận vẫn tiến triển dẫn đến khả năng bị tái cận. Do đó, khả năng phải đeo kính trở lại rất cao.

“Khi phẫu thuật, tùy mức độ cận của bệnh nhân, chúng tôi sẽ tính toán, điều chỉnh máy để khử hết độ cận cho họ. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân liên tục làm việc với máy tính, điện thoại ở khoảng cách gần, độ cận có thể vẫn tiếp tục tiến triển. Lúc này, việc bệnh nhân phải đeo kính trở lại là do họ tiếp tục tăng độ chứ không phải phẫu thuật khiến người bệnh tái cận”, Trưởng khoa Khúc xạ giải thích.

Những người có thể mổ mắt?

Hiện Việt Nam có 2 phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ gồm: Laser trên bề mặt giác mạc hoặc phẫu thuật đặt kính nội nhãn.

Theo bác sĩ Hiền, đối tượng phù hợp để phẫu thuật điều trị tật khúc xạ thường là người từ 18 tuổi trở lên và độ tật khúc xạ đã ổn định ít nhất trong vòng một năm. Người đang có thai hoặc cho con bú cũng không phù hợp để mổ mắt do khúc xạ có thể thay đổi.

"Giác mạc của bệnh nhân phải bình thường, độ dày giác mạc đủ để triệt tiêu hết độ cận mới có thể đáp ứng phẫu thuật laser trên bề mặt giác mạc. Trong trường hợp độ cận hoặc viễn quá cao, giác mạc không đủ dày để đáp ứng phẫu thuật laser trên bề mặt giác mạc, phẫu thuật viên có thể tư vấn phẫu thuật đặt kính nội nhãn cho bệnh nhân", vị chuyên gia này giải thích.


Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn những người phù hợp để mổ mắt. (Ảnh minh họa: Today).

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được kiểm tra tình trạng tật khúc xạ, chụp bản đồ giác mạc, đo độ dày giác mạc. Qua đó, các bác sĩ có thể tư vấn lựa chọn phẫu thuật laser trên bề mặt giác mạc hay phẫu thuật đặt kính nội nhãn.

Trường hợp độ cận hoặc độ viễn quá cao, cần phẫu thuật bằng phương pháp đặt kính nội nhãn, bệnh nhân cần làm thêm một số xét nghiệm khác như đo độ sâu tiền phòng, đếm tế bào nội mô…, để đảm bảo có thể cho phép phẫu thuật.

“Đặc biệt, với những người đang sử dụng kính áp tròng, khi muốn phẫu thuật, bệnh nhân cần ngưng sử dụng sản phẩm này trong ít nhất một tháng, thậm chí lâu hơn với trường hợp dùng kính áp tròng OrthoK (kính áp tròng chỉnh hình giác mạc đeo ban đêm)”, bác sĩ Hiền lưu ý.

Các phương pháp mổ mắt

Theo bác sĩ sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, với điều trị tật khúc xạ, Việt Nam hiện phổ biến 4 phương pháp laser trên bề mặt giác mạc và 2 phương pháp phẫu thuật đặt kính nội nhãn.

Với laser trên bề mặt giác mạc

  • Lasik: Đây là phương pháp mổ mắt truyền thống, bác sĩ sẽ sử dụng một loại dao đặc biệt, tạo một vạt trên bề mặt giác mạc. Vạt giác mạc được lật lên và dùng laser eximer đốt phần giác mạc bên dưới vạt trước khi vạt được đắp trở lại. Vạt giác mạc sẽ liền lại sau một thời gian.
  • Trans PRK (Phẫu thuật không chạm): Laser eximer sẽ đốt toàn bộ biểu mô giác mạc và tiếp tục đốt phần nhu mô giác mạc. Sau đó, phẫu thuật viên dùng kính áp tròng đặt lên trên bề mặt giác mạc. Nhờ có sự tự tái tạo của các tế bào biểu mô, giác mạc sẽ được biểu mô hoàn toàn trong vòng một tuần. Kính áp tròng sẽ được lấy ra sau khi giác mạc liền lại hoàn toàn.
  • Femto Lasik: Thay vì dùng dao, phẫu thuật viên sẽ sử dụng laser femto để tạo vạt giác mạc. Theo bác sĩ Hiền, phương pháp này giúp vạt giác mạc được cắt khá an toàn, mỏng và mịn. Tiếp theo, phẫu thuật viên dùng laser eximer để đốt phần giác mạc dưới vạt như trong phẫu thuật Lasik.
  • Relex Smile: Với phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ sử dụng laser femto đốt trong nhu mô giác mạc. Laser sẽ cắt 2 lớp bên trong giác mạc, qua một đường rạch nhỏ khoảng 2-4 mm rút lớp nhu mô đã được cắt giữa 2 lớp ra. Với phương pháp này, giác mạc không phải tạo vạt sẽ an toàn hơn, đặc biệt với những người có công việc như phi công, vận động viên thể thao...


Các phương pháp mổ mắt bằng laser giúp người bệnh lấy lại thị lực sau khi can thiệp vào giác mạc. (Ảnh minh họa: iconeyescare).

Với phẫu thuật đặt kính nội nhãn

  • Phaco và đặt thủy tinh thể nhân tạo: Với người có độ cận hoặc viễn cao và lớn tuổi (khoảng 45-50 tuổi), thủy tinh thể không còn đàn hồi và điều tiết tốt như thời trẻ, các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp phẫu thuật này. Bệnh nhân sẽ được lấy thể thủy tinh đi bằng phương pháp Phaco và đặt thủy tinh thể nhân tạo thay thế vào trong mắt.
  • Phakic (ICL): Với người trẻ nhưng độ cận cao, phương pháp phẫu thuật Phakic sẽ phù hợp hơn. Kính sẽ được đặt lên trên bề mặt thủy tinh thể tự nhiên và dưới mống mắt của bệnh nhân.

Mảnh vụn từ tên lửa SpaceX rơi xuống trang trại ngay trung tâm thủ đô Washington

Vì sao kích cỡ não người lớn hơn tinh tinh, khỉ đột?

Tim của phi hành gia thu nhỏ 25% sau 1 năm sống trên vũ trụ

Cập nhật: 08/04/2021 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video