Trong chiến tranh, đổi mới vũ khí có thể mang tới chiến thắng ngoạn mục cho phe này và gây thất bại bất ngờ cho phe kia. Tuy nhiên cũng có những sáng kiến rất quái dị, thậm chí "điên khùng".
Những phát minh được các chuyên gia quân sự bình chọn là "điên khùng" nhất
Chó chống tăng
Chó chống tăng được Liên Xô dùng trong Thế chiến II để chống lại xe tăng Đức. Những con chó này được huấn luyện tìm thức ăn dưới những chiếc xe tăng và bị bỏ đói trước mỗi trận đấu. Khi sắp lâm trận chúng được cho mang bom trên lưng, kèm đó là đòn bẩy sẽ bật lên khi chó chui xuống gầm xe. Khi đòn bẩy rơi trở lại, con chó sẽ phát nổ.
Xe tăng hình xoắn ốc
Đây là mẫu xe tăng có thể đi lại trên mọi địa hình do Liên Xô cũ sản xuất, có tên hiệu SHN-1. Loại xe này có thể phù hợp với mọi loại địa hình cũng như chống chọi với các kiểu thời tiết khắc nghiệt.
Xe tăng có đặc điểm không dùng đến bánh cũng như dây xích mà sử dụng hai trục xoắn ốc được trang bị giúp xe di chuyển. Chính cấu tạo này giúp xe có thể vượt qua được các địa hình như tuyết, băng và cả trên mặt nước mà những loại xe thông thường không thể vận hành được.
Địa hình vùng Siberia thực sự rất phù hợp với loại xe tăng xoắn như vậy. Thế nhưng những gì mà loại xe này làm được chỉ có vậy, bởi nó có thể đi trên dạng địa hình gồ ghề nhưng lại "bó tay" với địa hình bằng phẳng. Không những thế, trọng lượng của xe quá nặng, vận hành lại chậm chạp và đặc biệt sử dụng quá nhiều nhiên liệu dầu, do đó đã không được sử dụng.
Súng nòng cong
Được dùng trong chiến đấu ở nội ô, cho phép người dùng bắn hạ kẻ thù nấp sau những ngõ ngách và tường bê tông.
Xe tăng Sa hoàng
"Siêu tăng" Sa Hoàng còn được biết đến với biệt danh "Dơi muỗi" vì hình dạng của nó tựa như một con dơi dơi đang đậu trên cành cây, với 2 bánh to phía trước và 1 bánh chập 3 ở phía sau.
Năm 1914, Nikolai Lebedenko - một kỹ sư quân sự người Nga cùng các đồng nghiệp đã thiết kế một chiếc xe tăng độc đáo và kỳ lạ. Nó được gọi là Tsar tank, còn gọi là xe tăng Sa hoàng.
Ý tưởng chế tạo xe tăng Sa hoàng được bắt nguồn từ sự thất bại của quân đội Đế quốc Nga trong cuộc chiến với quân đội Đức ở Thế chiến I. Sau khi quân đội Đế quốc Nga thất bại ở mặt trận phía đông, quân đội Đức đã bao vây thủ đô Petrograd (Saint Petersburg ngày nay).
Các kỹ sư quân đội đã đề xuất phát triển một loại vũ khí mới có khả năng xoay chuyển cục diện trên chiến trường, trong đó, thiết kế của Lebedenko được xem là nổi bật nhất và thu hút được sự quan tâm của Sa hoàng.
Ông Lebedenko được Nicholas II - Sa hoàng cuối cùng của Đế quốc Nga, mời đến cung điện mùa đông ở Petrograd để trực tiếp trình bày về vũ khí của ông. Người kỹ sư đã mang theo một mô hình bằng gỗ của chiếc xe tăng do ông thiết kế.
Sa hoàng Nicholas II rất thích thú khi nhìn thấy mô hình vũ khí tương lai lăn bánh lăn bánh trên tấm thảm trong cung điện. Dự án lập tức được hoàng gia phê duyệt cùng khoản ngân sách khoảng 250.000 rup.
Nó còn được gọi với tên "Tăng Lebedenko", loại chiến xa đồ sộ này không sử dụng hệ thống bánh xích như các loại thiết giáp thông thường.
Hai bánh trước của tăng Sa Hoàng có đường kính gần 9 mét mỗi chiếc, hệ thống bánh sau nhỏ hơn nhiều lần (1,5 mét). Phần thân ngang của chiến xa dài tổng cộng 12 mét. Hai bên sườn, tháp pháo bên trên được trang bị đại bác và súng máy tấn công. Tổng trọng lượng của một cỗ tăng Sa Hoàng nặng khoảng 40 tấn; dài 17,8 m; cao 10 m; rộng 9 m, kíp lái 9 người, tốc độ chỉ đạt 17 km/giờ.
Tháng 8.1971, chiếc chiến xa đầu tiên lần đầu được mang ra thử nghiệm. Nhưng khi vận hành, bánh sau có xu hướng bị kẹt trong các vùng đất yếu, các khe rãnh và bánh trước đôi lúc không thể kéo cả xe ra khỏi đống lầy.
Vì thiếu tính di động, khi vận hành trên các địa hình nhiều chướng ngại vật, nơi có địa hình lún như đầm lầy, bãi ngập nước, vì thân hình độ sộ cùng kết cấu phân bố lực kéo không đều dễ làm cho cỗ máy này trở lên vô dụng, siêu tăng dễ trở thành mục tiêu sống của đối phương.
Thực tế chứng minh rằng cỗ máy chiến tranh đồ sộ này dễ trở thành “mồi ngon” cho những cỗ pháo hạng nặng của quân đội đối phương khi nó vận hành trên chiến trường.
Sau khi dự án chế tạo hàng loạt tăng Sa Hoàng bị huỷ bỏ vào năm 1917, một trong hai cỗ chiến xa đồ sộ duy nhất của người Nga được bỏ lại ngay tại nơi tiến hành những thử nghiệm đầu tiên, vị trí này nằm cách thủ đô Moscow ngày nay khoảng 60km.
Năm 1923, một cỗ xe tăng đặc biệt loại này đã bị tháo bỏ ra từng phần để lấy phế liệu tái chế, đánh dấu chấm hết hoàn toàn cho một công trình vũ khí đặc biệt của người Nga trong Chiến tranh thế giới lần I.
Bóng phòng không
Bóng phòng không được dùng trong Thế chiến II. Tác dụng: cản trở máy bay địch bay tầm thấp để rải bom bằng cách dùng những sợi dây kim loại căng và thiết bị nổ.
Habbakuk
Habbakuk, dự án chế tạo tàu sân bay từ pykrete - một hỗn hợp giữa nước đá và bột gỗ. Chiến tranh đã kết thúc trước khi dự án có thể thành hiện thực.
Bom dơi
Bom dơi được người Mỹ sáng tạo trong Thế chiến II để đối phó với Nhật Bản. Chế tạo bom này khá đơn giản: đặt thiết bị nổ gây cháy lên những con dơi không đuôi Mexico, sau đó thả chúng xuống thành phố của kẻ thù để phá hủy cơ sở hạ tầng.
Mìn bánh xích Goliath
Mìn bánh xích Goliath do Đức chế tạo và dùng trong Thế chiến II. Loại mìn này dùng chống xe tăng và được điều khiển từ xa
Xe jeep bay
Ý đồ của người phát minh là tạo ra loại máy bay trực thăng đủ nhẹ để có thể hạ cánh bất kỳ địa hình nào, tuy nhiên ý tưởng này không thành hiện thực dù có nhiều mẫu thử được tạo ra
Tàu sân bay có thể bay
Thiết kế này chỉ nằm trên giấy do dễ dàng bị bắn hạ, tiêu thụ nhiều nhiên liệu và có ít lợi thế trên chiến trường
Tàu bọc thép
Để bảo vệ hệ thống đường sắt khỏi các cuộc tấn công của quân miền Nam, chính phủ Mỹ đã ra lệnh thử nghiệm toa xe lửa bọc thép trang bị tấm sắt dày trên đầu và hai bên. Ô cửa sổ ở hai bên cho phép quân lính bên trong có thể bắn ra ngoài mà không sợ bị dính đạn.
Cứ tưởng rằng những chiếc tàu này sẽ là chiến xa không thể phá hủy, nhưng vào năm 1864, một khẩu pháo đã “vô tình” phá hủy một chiếc.
Tiếp theo năm 1865, lại một chiến xa khác bị bắn thủng và lần này, chính vì những tấm sắt chắn đạn đã phản lại đạn từ phía trong, gây thương tích cho người bên trong nó. Kết quả là chúng nhanh chóng bị bỏ rơi.
Súng Puckle
Loại súng Puckle do nhà văn kiêm luật sư người Anh James Puckle phát minh. Sản phẩm trên được Puckle đặt tên là súng phòng vệ, tuy vậy người ta đã lấy tên ông đặt tên cho loại súng này là súng Puckle. Dù sao thì loại súng này cũng chết yểu.
Chiếc súng bắn nhiều phát.
Ban đầu, súng Puckle được tạo ra với ý đồ chống lại những kẻ thù của người Thiên chúa giáo, sau đó là những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên nó đã không bao giờ có cơ hội để thực hiện sứ mạng được kỳ vọng.
Loại súng này có chân máy, kịp nóng đơn và một xi lanh quay bắn nhiều phát, có thể bắn liền 63 viên đạn trong vòng 7 phút, vượt trội hơn hẳn với những loại súng thông thường chỉ có thể bắn được 3 viên/phút, không khác gì loại súng trường của quân đội.
Súng Puckle không thu hút được các nhà đầu tư và cũng không bao giờ được sản xuất đại trà hay bán cho lực lượng vũ trang nước Anh.