Đừng bỏ lỡ nhé. Tất cả đều là những hiện tượng rất đáng được mong chờ với người yêu thiên văn đấy.
Nếu bạn vẫn đang tiếc nuối vì bỏ lỡ sự kết hợp giữa siêu trăng, mặt trăng máu và trăng xanh diễn ra vào cuối tháng 1 vừa qua, thì tin tốt là có một loạt các sự kiện thiên văn khác sẽ diễn ra vào tháng này. Tất cả hứa hẹn mang đến cho chúng ta những màn trình diễn tuyệt đẹp của tự nhiên.
Từ 2-16/2: Ánh sáng hoàng đạo (Zodiacal light)
Hiện tượng này được tạo ra bởi ánh sáng phản chiếu những hạt bụi bao quanh Mặt trời.
Từ ngày 2/2 của tháng kéo dài cho đến 2 tuần sau đó, các quốc gia nằm ở Bắc bán cầu, bao gồm Việt Nam, sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng ánh sáng hoàng đạo, hay còn gọi là "Hoàng hôn giả".
Đây là một dải sáng kỳ lạ có hình kim tự tháp hiện lên trong khoảng 1 giờ sau khi hoàng hôn.
Hiện tượng này được tạo ra bởi ánh sáng phản chiếu những hạt bụi bao quanh Mặt trời. Điều thú vị là những hạt bụi này có "tuổi" rất cao, được cho là những gì còn sót lại từ quá trình hình thành nên Trái đất hoảng 4,5 tỉ năm trước.
Hãy nhìn về chân trời phía Tây trong vòng 1 giờ sau hoàng hôn, và bạn sẽ thấy một cảnh tượng tuyệt vời.
Ngày 12/2: Sao Hỏa và sao Antares cùng xuất hiện
Bạn sẽ cảm giác như sao Hỏa và sao Antares rất gần với Trái đất.
Sao Antares có nghĩa là "trái tim của bọ cạp", là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Hạt, và là thiên thể sáng thứ 16 quan sát được từ Trái Đất.
Vào ngày 12/2, chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng sao Hỏa và sao Antares phát ánh sáng màu da cam trên bầu trời đêm.
Bạn sẽ cảm giác như sao Hỏa và sao Antares rất gần với Trái đất. Tuy nhiên trên thực tế, khoảng cách đến sao Hỏa là 140 triệu dặm, trong khi sao Antares là... 600 năm ánh sáng.
23/2: Mặt trăng hội tụ chòm sao Kim Ngưu
Chòm Kim Ngưu.
Vào ngày 23/2, Mặt trăng sẽ đi qua chòm sao Kim Ngưu và lướt qua Aldebaran – ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này.
Nếu quan sát từ Trái đất, ta sẽ thấy khoảng cách giữa Mặt trăng và Aldebaran có vẻ như rất gần nhưng thực tế, ở ngoài không gian, chúng cách nhau tới 65 năm ánh sáng.