Nữ bác sĩ 10 năm tìm kiếm chất liệu khâu vết mổ tim

Bác sĩ Maria Pereira (Pháp) dành 10 năm tìm kiếm một chất liệu an toàn, linh hoạt thay thế cho vết khâu trong phẫu thuật tim.

Theo Time, ở bất cứ nơi nào Maria Pereira đến những ngày này như văn phòng cô ở Paris, một hội thảo y khoa ở Boston hay quay về thăm nhà tại Portugal, vật bất ly thân là một lọ keo nhỏ. Lọ thuốc nhỏ xinh này nếu may mắn có thể chứa đựng giải pháp cho vấn đề lâu đời nhất trong phẫu thuật tim là làm thế nào để phẫu thuật chữa lành những vết thương và lỗ thủng mà không gây hại đến cơ thể.

Người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đã từng đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan tương tự. Họ chọn dùng sợi chỉ catgut tự tiêu có nguồn gốc từ sợi thiên nhiên hay lụa để khâu những vết mổ. Các bác sĩ hiện đại dùng đến kỹ thuật tinh vi hơn để khâu vết thương nhưng nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, kích ứng hay sẹo xấu.


Nữ bác sĩ nặng lòng với những ca phẫu thuật tim. (Ảnh: T.P).

Pereira, nữ bác sĩ đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Gecko Biomedical, một công ty thiết bị y tế có trụ sở tại Paris, ấp ủ khát khao thay đổi thực trạng này. Người phụ nữ tuổi 30 quyến rũ, lớn lên ở thành phố Leiria, Bồ Đào Nha và chuyển đến Paris vào tháng 10/2013 để theo đuổi đam mê nghiên cứu kỹ thuật phẫu thuật tim.

Nữ bác sĩ chia sẻ: "Sự đổi mới trong khoa học là chìa khóa để cải thiện cuộc sống của người dân". Tổ chức Gecko kết thúc đợt tài trợ đầu tiên với khoản quỹ 11 triệu USD để tiến hành nghiên cứu kỹ thuật khâu vết thương phẫu thuật tim nhằm hạn chế tối đa tác động tới cơ thể bệnh nhân.

Chuyến đi của Pereira bắt đầu cách đây hơn bảy năm, khi cô được trao học bổng từ Chương trình MIT thuộc Bồ Đào Nha để học tiến sĩ ngành công nghệ sinh học ở Boston. Jeff Karp, cựu giám sát nghiên cứu cho biết: "Từ ngày đầu tiên, Maria đã xông xáo bày tỏ khao khát làm nên sự thay đổi trong y học phẫu thuật. Niềm đam mê học và ước mong thay đổi thế giới là nguồn động lực để cô học hành giỏi giang và tiến sâu trong lĩnh vực nghiên cứu hơn bất cứ ai tôi biết”.


Bác sĩ Maria Pereira tại phòng thí nghiệm. (Ảnh: Time).

Có một thực tế đáng buồn, tỷ lệ gần một trên 100 trẻ sinh ra có khuyết tật tim bẩm sinh và đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh tại Mỹ. Năm 2009, Bệnh viện Nhi Boston chọn Pereira là người dẫn dắt nghiên cứu phương pháp thay thế vết khâu phẫu thuật để chữa các khuyết tật tim bẩm sinh. Trái tim của trẻ sinh ra có kích thước bằng nắm tay, song là thời điểm các khiếm khuyết tim cần được chữa trị sớm. Bởi lẽ, khi trẻ lớn lên, các ca phẫu thuật tim càng phức tạp với nhiều nguy cơ hơn.

Mục tiêu mà Pereira ngày đêm theo đuổi là phát triển một loại keo có thể dính vào môi trường khắc nghiệt nhất của cơ thể là trái tim. Cơ quan đặc biệt này hoạt động như một máy bơm được nữ bác sĩ mô tả là "một cơn bão máu" đập 60 lần một phút đưa máu đi nuôi cơ thể. Chất keo có thể kết dính trong điều kiện ẩm ướt thay đổi liên tục này, phải linh hoạt để giãn nở và co lại đồng thời với từng nhịp của trái tim, phân hủy sinh học và đặc biệt không độc hại. Năm 2012, Pereira đã thiết kế một vật liệu đáp ứng được tất cả các tiêu chí đó, cộng thêm một ưu điểm là chất keo dính chặt vào vị trí được bác sĩ làm sáng lên khi cần giúp họ kiểm soát ca mổ tốt hơn.

Trong vòng một năm, nhóm của Pereira đã sản xuất số lượng keo thành quy mô công nghiệp để sử dụng rộng rãi. Trước đó xuất phát điểm của nhóm là 5 gram trong phòng thí nghiệm. Ước mơ của nữ bác sĩ xinh đẹp là làm một cuộc cách mạng trong phẫu thuật hiện đại. Bằng nỗ lực không mệt mỏi, cô và các đồng nghiệp đang dần biến những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trở thành hiện thực.

Cập nhật: 08/03/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video