Bạn có hay, màu nhuộm vải trong nhiều loại quần áo có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Sau cơn mưa lớn vào đêm và kéo dài đến sáng ngày 22/9, người dân ở khu vực quận Hoàng Mai, Hà Nội bất ngờ khi thấy một dòng nước xanh kỳ lạ xuất hiện.
Theo người dân quanh khu vực, dòng nước xanh ngắt chảy ra từ phía xưởng của một công ty dệt. Công ty này đã chuyển đi nơi khác và cho thuê kho, do có một lỗ thủng xuất hiện giữa bức tường ngăn khu dân cư và khu xưởng trên nên rất có thể thuốc nhuộm phẩm màu rơi ra trôi cùng nước khiến nước có màu xanh.
Vậy thuốc nhuộm vải là gì và liệu rằng nước nhuộm vải này có gây hại gì đến sinh hoạt của người dân khu vực hay không?
Thuốc nhuộm, hay còn gọi là phẩm nhuộm - là tên gọi chung của các hợp chất hữu cơ mang màu (có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp), đa dạng về màu sắc cũng như chủng loại. Chúng có khả năng nhuộm màu hay gắn màu trực tiếp lên sản phẩm may mặc.
Loại thuốc nhuộm phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay là thuốc nhuộm trực tiếp azo và thuốc nhuộm axit. Theo nhiều chuyên gia, dù sử dụng loại thuốc nhuộm nào thì cũng để lại một lượng lớn hóa chất trên sản phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
1. Viêm da dị ứng với hợp chất amine
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thuốc nhuộm azo là dòng thuốc nhuộm trực tiếp, hầu hết sử dụng muối Natri của các axit sunfonic hay axit cacbonxilic hữu cơ - đang được sử dụng tại nhiều hãng sản phẩm quần áo trên thế giới.
Dưới khía cạnh hóa học, các loại màu được chia ra thành nhóm như màu Azo, màu Anthrachinon, màu Metal complex và các nhóm khác. Đối với nhóm azo, khi các hợp chất azo này thâm nhập vào cơ thể, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổi chất của cơ thể và sản sinh ra chất aromatic amine.
Đây không phải là một chất mà là một nhóm hợp chất hữu cơ có cấu trúc nhân thơm và nhóm thế là amine. Vì là amine nên pH của chúng lớn hơn 7, khi tiếp xúc với nồng độ cao thì không tốt cho da.
Tiếp xúc lâu dài, amine có thể thẩm thấu dễ dàng qua da, gây dị ứng, kích ứng da, dẫn tới các bệnh về da như viêm da dị ứng… Nguy hiểm hơn, quy trình phân hủy Azo có thể xảy ra trong đường ruột, trong gan hoặc gây bệnh ung thư.
2. Dị ứng, ngộ độc với hợp chất formaldehyde để diệt khuẩn
Theo các chuyên gia, nhiều nhà sản xuất còn sử dụng chất formaldehyde để diệt khuẩn, nấm mốc trên vải và trong quá trình dệt nhuộm. Và hợp chất này cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Chất này sẽ làm quần áo có mùi hơi hắc, khó ngửi, nếu mặc ngay quần áo mới chưa được giặt sạch khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm.
Để nhận biết hàm lượng formaldehyde có trong quần áo, vải vóc nhiều hay ít - bạn có thể phát hiện thông qua khứu giác. Formaldehyde tuy là một chất khí không màu nhưng có mùi hăng hăng giống hệt như mùi tương hạt cải.
Ở nồng độ thấp, formaldehyde có thể gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi và ho. Với nồng độ cao chúng có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở.
Do chưa xác định được loại thuốc nhuộm vải đang lan tràn trong dòng nước ngập là loại gì, nên người dân ở khu vực nước ngập có màu xanh lạ nên đi ủng, hoặc rửa sạch phần cơ thể chạm nước sau khi tiếp xúc với dòng nước trên để tránh lưu giữ lượng hóa chất trên cơ thể.
Lo ngại trước sức khỏe của người tiêu dùng, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo:
|