Nước từ bầu khí quyển Trái đất có thể đã gây mưa trên Mặt trăng

Mặt trăng có thể trông giống như một quả cầu đá khô khốc khổng lồ, nhưng có nhiều nước trên đó hơn bạn có thể mong đợi. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ít nhất một phần trong số nước này có thể đã được phun lên bề mặt Mặt trăng từ chính bầu khí quyển của Trái đất.

Trong hơn một thập kỷ qua, nước đã được phát hiện trên Mặt trăng bởi nhiều tàu vũ trụ. Hầu hết chúng ở dạng băng và tập trung xung quanh các cực, trong khi các vùng khác trên bề mặt Mặt trăng có thể chứa các khoáng chất giàu nước. Việc tìm kiếm và theo dõi các vùng có nước này là nhiệm vụ quan trọng cho các sứ mệnh trên Mặt trăng trong tương lai.

Nhưng, làm thế nào mà nước xuất hiện ở trên Mặt trăng?


Mặt trăng không phải là một viên đá khổng lồ khô khốc.

Lời giải thích được chấp nhận một cách rộng rãi nhất là phần lớn chúng được tạo ra, hay mang tới, bởi các tác động của sao chổi và tiểu hành tinh va chạm trong hàng tỷ năm. Một số có thể đã được lắng đọng dưới dạng các ion hydro và oxy từ gió mặt trời. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bắt nguồn từ sự hình thành của chính Mặt trăng, khi một hành tinh khổng lồ đâm vào Trái đất thuở sơ khai khoảng 4,4 tỷ năm trước, và khiến nó mang theo một ít nước.

Nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Alaska Fairbanks đã đề xuất một cơ chế mới đã giúp mang lại một phần lượng nước trên Mặt trăng. Và đó là việc chúng đã đổ xuống dưới dạng mưa từ chính bầu khí quyển của Trái đất, trong vài ngày mỗi tháng.

Cụ thể, từ trường của Trái đất tạo ra một bong bóng được gọi là từ quyển, bảo vệ chúng ta khỏi các tia vũ trụ. Bong bóng này khá tròn ở rìa và hơi thuôn để tạo thành một điểm ở phía sau, giống như phần đuôi của sao chổi. Và trong 5 ngày mỗi tháng, Mặt trăng sẽ đi qua phần đuôi này.

Nhưng một số đường sức từ của Trái đất bị đứt gãy, chỉ có một đầu vẫn kết nối với hành tinh và các ion hydro và oxy từ khí quyển có thể thoát vào không gian thông qua những đường này. Tuy nhiên, khi Mặt trăng đi qua điểm đuôi từ quyển ở trên, nó khiến một số đường đứt gãy này được kết nối lại, đưa các ion rời rạc quay trở lại Trái đất. Và một phần trong số này sẽ tấn công bề mặt của Mặt trăng.

“Nó giống như Mặt trăng đang ở trong một cơn mưa rào - một cơn mưa rào của các ion nước quay trở lại Trái đất, và chúng cũng rơi xuống bề mặt Mặt trăng", Gunther Kletetschka, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Các nhà nghiên cứu tính toán rằng trong hàng tỷ năm, quá trình này có thể đã đổ khoảng 3.500km khối nước lên các cực của Mặt trăng. Và đó chỉ là dựa trên phép tính khối lượng thấp nhất, với chỉ 1% các ion thoát ra từ Trái đất đến được Mặt trăng.

Tất nhiên, nước trên Mặt trăng rất có thể đến thông qua nhiều cơ chế khác, và ý tưởng mới này chỉ là một trong số đó.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Cập nhật: 09/05/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video