Ớt cay nhất thế giới

Bhut Jolokia, một giống ớt của Ấn Độ vừa được đưa vào sách kỷ lục Guiness với thành tích là giống ớt cay nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Công lập Bang New Mexico vừa phát hiện loài ớt cay nhất thế giới, có tên là Bhut Jolokia.


Đây là một biến thể của giống ớt có xuất xứ từ vùng Assam, Ấn Độ. Bhut Jolokia vừa được sách kỷ lục Guiness công nhận là giống ớt cay nhất thế giới, phá vỡ kỷ lục của cựu quán quân, giống ớt Red Savina.

Trong một số cuộc thử nghiệm tái tạo lại các đơn vị nhiệt của Scoville (SHUs), Bhut Jolokia đã đạt được 1 triệu đơn vị SHUs, gần gấp đôi so với số đơn vị mà cựu quán quân, giống ớt Red Savina giành được (577.000 đơn vị).

Giáo sư Paul Bosland, Giám đốc Viện ớt thuộc khoa Khoa học Thực Vật và Môi trường, Đại học New Mexico, đã gom các hạt giống ớt này khi thăm Ấn Độ năm 2001.


Bhut Jolokia, giống ớt của Ấn Độ được đánh giá là cay nhất thế giới (Ảnh: ScienceDaily)


Giống ớt Red Savina - Giải quán quân ớt cay nhất thế giới những năm về trước (ảnh haikupoet.com)

Bosland đã trồng giống ớt Bhut Jolokia trong các vườn ươm cách ly với côn trùng trong 3 năm để có đủ hạt giống, hoàn thiện những thử nghiệm yêu cầu.

Ông Bosland cho biết: “Bhut Jolokia" dịch ra có nghĩa là ‘ớt ma’, một cách gọi liên hệ tới độ cay khủng khiếp của loại ớt này .

Bosland cũng nói thêm rằng, sự tập trung nhiệt lớn của Bhut Jolokia có ảnh hưởng quan trọng với ngành công nghiệp thực phẩm. Nó là một gia vị mang tính kinh tế được dùng trong các thực phẩm đóng gói.

Theo ScienceDaily, Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video