Phát hiện 4 khí nhân tạo mới gây thủng tầng ozone

(khoahoc.tv) - Một nghiên cứu mới phát hiện thấy 4 loại khí nhân tạo mới đã xuất hiện trong bầu khí quyển.

74.000 tấn thuộc nhóm các hóa chất CFCs và HCFCs mới này đã góp phần vào sự suy giảm tầng ozone. Tăng phát thải quy mô này đã không được quan sát thấy ở bất kỳ các sản phẩm CFCs nào khác từ khi các biện pháp kiểm soát được áp dụng từ những năm 1990.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Đông Anglia đã nhận dạng được 4 khí nhân tạo mới trong khí quyển – tất cả các khí này đều đang đóng góp vào sự suy giảm tầng ozone.

Nghiên cứu mới này đã được xuất bản trên tạp chí Nature Geoscience. Nghiên cứu cho biết hơn 74.000 tấn hóa chất thuộc 3 loại: chlorofluorocarbons (CFCs) mới và 1 loại hydrochlorofluorocarbon (HCFC) mới đã được thải thẳng vào khí quyển.

Các nhà khoa học có được phát hiện này bằng cách, so sánh các mẫu không khí hiện nay với không khí bị mắc kẹt trong lớp tuyết ở vùng cực – cung cấp một kho lưu trữ tự nhiên cả một thế kỷ về bầu khí quyển. Họ cũng xem xét các mẫu không khí thu thập từ năm 1978 đến năm 2012 tại khu vực Tasmania không bị ô nhiễm.

Các đánh giá cho thấy, cả 4 loại khí nhân tạo nói trên đều được thải vào khí quyển trong thời gian mới đây, và hai loại trong số đó đang tích lũy một cách đáng kể. Các nhà khoa học cho biết, sự gia tăng phát thải quy mô như thế này đã không xảy ra với bất cứ hóa chất CFCs nào từ khi được kiểm soát vào những năm 1990, nhưng cũng chưa có phát thải CFC nào trong những năm 1980 có thể lên tới khoảng trên dưới 1 tỷ tấn/năm.

Người dẫn đầu nghiên cứu này là tiến sĩ Johannes Laube đến từ khoa Khoa học môi trường của Đại học Đông Anglia cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng, 4 loại khí nói trên chưa từng xuất hiện trong khí quyển cho đến tận những năm 1960, điều này cho thấy chúng là các khí nhân tạo”.

Các chất CFCs là nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng tầng ozone vùng khí quyển Nam Cực. Các luật nhằm giảm thiểu và loại bỏ CFCs đã có hiệu lực từ năm 1989, tiếp theo đó là một lệnh cấm toàn bộ vào năm 2010. Điều này đã dẫn đến việc giảm các hoạt động sản xuất các hợp chất hóa học này trên quy mô toàn cầu thành công. Tuy nhiên, sơ hở pháp luật vẫn cho phép sử dụng đối với một số mục đích được miễn.

Sự xác định 4 loại khí này là rất đáng lo ngại vì chúng đều góp phần làm suy giảm tầng ozone. Chúng ta không biết được những khí thải này được phát thải từ đâu và điều này cần phải được điều tra nghiên cứu. Các nguồn có khả năng gồm các hóa chất nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các loại thuốc trừ sâu và các dung môi để làm sạch các linh kiện điện tử.

“Hơn thế nữa, 3 hóa chất CFCs đang phân hủy rất chậm trong khí quyển – vì vậy thậm chí nếu sự phát thải được chặn lại ngay lập tức, các hóa chất này vẫn tồn tai trong khí quyển nhiều thập kỷ tới”, ông bổ sung thêm.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi tổ chức Natural Environment Research Council (NERC), Trung tâm Khoa học khí quyển quốc gia (National Centre for Atmospheric Science (NCAS)), Liên minh Châu âu (European Union) và tổ chức Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO).

Phạm Thị Bích Thu (sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video