Phát hiện bí quyết lặn sâu săn mồi của sư tử biển

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí Royal Society Biology Letters ngày 19/9, đã tiết lộ bí mật giải thích yếu tố giúp loài sư tử biển lặn xuống độ sâu tuyệt vời để săn mồi mà không bị đột quỵ do giảm áp suất khí.

Được xem như bệnh suy nhược do áp lực khí, hiện tượng khí ép xảy ra khi khí nitơ bị nén trong máu suốt trong quá trình lặn sâu của các sinh vật đại dương "bùng ra" trong quá trình bơi lên, gây ra hiện tượng đau đớn thậm chí bị chết.

Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Birgitte McDonald tại Viện Hải dương học Scripps đã bắt một con sư tử California cái trưởng thành (Zalophus californianus), sau đó gây mê và gắn một thiết bị ghi lại chỉ số áp suất của oxy trong động mạch chủ, thời gian và độ lặn sâu của sinh vật này khi nó được thả xuống biển.

Thiết bị vô tuyến điện cho thấy con sư tử biển nặng 82kg này đã trải qua 48 bước lặn, mỗi lần kéo dài khoảng 6 phút. Ở độ sâu khoảng 225m, xuất hiện một sự suy giảm đáng kể áp suất oxy của sư tử biển. Điều này đặt ra khả năng rằng loài vật này đã thu xẹp phổi của mình để ngăn cản khí bổ sung (nitơ) xâm nhập vào máu.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc thu xẹp phổi ở các động vật có vú bơi lặn là một cơ chế tự nhiên trong phế nang xử lý không khí có cấu trúc giống quả bóng đàn hồi, gắn liền với phế quản bị rỗng nhằm giảm kích thước của cơ quan này.

Tín hiệu thu được cho thấy con sư tử biển tiếp tục lặn tới độ sâu khoảng 300m thì bắt đầu bơi ngược lên. Khi bơi lên mức khoảng 247m so với mặt nước, áp lực oxy lại tăng chứng tỏ phổi của nó đã tái bơm phồng, sau đó xẹp xuống nhẹ nhàng cho đến khi sư tử biển tiếp cận mặt nước.

Các nhà khoa học đặt câu hỏi phải chăng loài sư tử biển đã thu xẹp phổi để giữ lại lượng khí dữ trữ quý giá trên để có thể sống sót trong quá trình bơi lên. Câu trả lời là tại đường hô hấp trên (upper airways) - gồm phế quản lớn và khí quản của loài vật này có các mô không thể hòa không khí vào máu.

Trong giai đoạn bơi lên, sư tử biển dùng túi khí dự trữ này để nuôi các phế nang, chính vì thế mà nó vẫn có thể sống sót trong tình trạng thiếu oxy trầm trọng như vây.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video