Bản đồ vũ trụ 3D hé lộ một trong những cấu trúc lớn nhất từng được phát hiện là bức tường khổng lồ chứa hàng trăm nghìn thiên hà.
Bức tường Nam Cực không được phát hiện trước đây do phần lớn cấu trúc nằm phía sau dải Ngân Hà, cách nửa tỷ năm ánh sáng. Nó có kích thước tương đương Bức tường lớn Sloan, cấu trúc lớn thứ 6 trong vũ trụ, chuyên gia đồ họa vũ trụ ở Đại học
Các nhà thiên văn học từ lâu đã phát hiện những thiên hà không nằm phân tán ngẫn nhiên trong vũ trụ mà tạo thành cụm trong mạng lưới vũ trụ, được xâu chuỗi bởi sợi khí hydro khổng lồ giống như vòng cổ ngọc trai, bao quanh nhiều khoảng rỗng lớn, theo nhà nghiên cứu Daniel Pomarede, chuyên gia đồ họa vũ trụ ở Đại học Paris-Saclay, Pháp. Để lập bản đồ mới, Pomarede và cộng sự sử dụng kết quả khảo sát bầu trời để xem xét một khu vực gọi là Vùng thiên hà bị che khuất. Đây là khu vực phía nam bầu trời, nơi ánh sáng rực rỡ của dải Ngân Hà che đi những thứ ở phía sau và xung quanh nó.
Các nhà đồ họa vũ trụ thường xác định khoảng cách giữa những vật thể bằng dịch chuyển đỏ, tốc độ một vật thể rút ra xa Trái Đất do sự mở rộng của vũ trụ. Vật thể ở càng xa, nó càng rút ra xa Trái Đất nhanh hơn. Tuy nhiên, Pomarede và cộng sự sử dụng một kỹ thuật khác biệt đôi chút là dựa vào vận tốc riêng của thiên hà. Phương pháp này cũng bao gồm dịch chuyển đỏ nhưng cân nhắc cả chuyển động của những thiên hà xung quanh chịu tác động từ lực hấp dẫn của nhau.
Lợi thế của phương pháp trên là giúp phát hiện khối lượng ẩn giấu ảnh hưởng tới cách những thiên hà di chuyển và tìm ra vật chất tối, loại vật chất vô hình không phát ra ánh sáng nhưng tác động hấp dẫn tới bất cứ thứ gì ở gần. Thông qua chạy thuật toán theo chuyển động riêng của các cụm thiên hà, nhóm nghiên cứu có thể mô phỏng phân bố vật chất ba chiều ở bên trong và xung quanh Vùng thiên hà bị che khuất. Họ công bố chi tiết kết quả nghiên cứu trên tạp chí Astrophysical hôm 9/7. Bản đồ do nhóm nghiên cứu tạo ra hé lộ sự tồn tại của Bức tường Nam Cực nằm ở góc phía nam của bầu trời.