Phát hiện cơn bão khổng lồ mới xuất hiện trên Sao Hải Vương

Một cơn bão mới xuất hiện trên Sao Hải Vương với kích thước gần bằng Trái Đất đang gây bất ngờ lớn đối với các nhà thiên văn.

Các nhà thiên văn vừa quan sát Sao Hải Vương và bất ngờ khi phát hiện ra sự xuất hiện của một cơn bão rộng khoảng 9.000km2 (tương đương ¾ đường kính Trái Đất), cũng như trải rộng đến 30 độ ở cả xích kinh và xích vĩ nên nó rất lớn khi so sánh với chính Sao Hải Vương.

Cơn bão nằm tại khu vực gần với đường xích đạo của hành tinh khí khổng lồ này. Những nhà thiên văn đã bắt đầu quan sát thấy từ ngày 26 tháng 6 và cho đến ngày 3 tháng 7 qua kính viễn vọng ở Đài Quan sát W. M. Keck trên núi Mauna Kea, Hawaii, và họ thấy nó dần rõ hơn qua mỗi ngày.


Các nhà nghiên cứu quan sát Sao Hải Vương ở Đài Quan sát Keck và tìm thấy một đám mây bão khổng lồ, phát sáng ở vùng xích đạo hành tinh này. Độ sáng của nó tăng dần qua từng ngày. (Hình ảnh: N. Molter/I. De Pater, UC Berkeley/C. Alvarez, Đài Quan sátW. M. Keck).

“Sự xuất hiện của một cơn bão tại khu vực này thật sự gây bất ngờ lớn, bởi thường những cơn bão chỉ xuất hiện ở hẳn hai bán cầu chứ không đến vùng gần xích đạo như cơn bão này”, nghiên cứu sinh Ned Molter tại Đại học California, Berkeley cho biết.

Trong quá khứ, nhiều cơn bão trên Sao Hải Vương cũng được quan sát và chụp hình lại bởi các đài quan sát chuyên nghiệp trên Trái Đất. Tàu vũ trụ Voyager 2 chụp hình được cơn bão Vết đen lớn vào năm 1989, và sau đó Kính Viễn vọng Không gian Hubble đã quan sát lại và chụp hình rõ nét hơn vào năm 1994.

Các nhà thiên văn vẫn đang thắc mắc về lý do tại sao lại xuất hiện những cơn bão quá lớn trải khắp trên một vùng rộng của bán cầu. Bởi vì Sao Hải Vương là hành tinh lạnh lẽo nhất Hệ Mặt Trời, nó có những luồng gió khác nhau ở từng vĩ độ khác nhau, nên các cơn bão có thể được tạo thành từ những cơn xoáy lớn.

Những cơn lốc xoáy xuất hiện khắp nơi trong khí quyển Sao Hải Vương, chúng sẽ mạnh lên khi không khí ấm lên, trong khi nếu nhiệt độ giảm xuống, chúng sẽ ngưng tụ và tạo thành những đám mây lớn. Quá trình này cũng tương tự như ở Trái Đất, nhưng những đám mây trên Sao Hải Vương có lẽ được cấu tạo từ methane.

Hay một giả thuyết khác được đưa ra bởi các nhà thiên văn, rằng cơn bão này là một đám mây đối lưu khổng lồ. Sự đối lưu sẽ xuất hiện khiến đám mây khí bốc lên cao khi môi trường xung quanh ấm lên. Những đám mây đối lưu đã được phát hiện trên Sao Thổ vào năm 2010.

Trên Trái Đất, các đám mây đối lưu là những đám mây tích (cumulus cloud) hay mây vũ tích (cumulonimbusc cloud). Các nhà thiên văn cho biết, nếu thực sự cơn bão trên Sao Hải Vương bây giờ là những đám mây đối lưu, thì nó sẽ nhanh chóng tan ra vào khoảng một tuần sau.

“Phát hiện này cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong bầu khí quyển của Sao Hải Vương, có lẽ đây là sự kiện thời tiết diễn ra theo mùa mà mỗi mùa kéo dài hàng thập niên”, ông Ned Molter cho biết thêm.

Các nhà thiên văn sẽ tiếp tục quan sát lại cơn bão này một lần nữa vào mùa thu, để tìm hiểu thêm về cơn bão, xem nó đang tiến triển như thế nào. Nghiên cứu này không chỉ cho ta cái nhìn rõ nét về khí quyển Sao Hải Vương, mà rộng hơn là suy đoán về khí quyển của các ngoại hành tinh vì hầu hết các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời được tìm thấy đều có kích cỡ tương đương Sao Hải Vương.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học liên tục tìm ra những hành tinh mới bên ngoài Hệ Mặt Trời nhưng vì chúng quá nhỏ và ở xa nên không thể biết được gì nhiều về chúng. Việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của bầu khí quyển Sao Hải Vương sẽ mở ra cơ hội hiểu rõ hơn về khí quyển của các ngoại hành tinh này.

Xích vĩ hay xích vĩ độ là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích kinh hay xích kinh độ.

Xích vĩ tương tự như vĩ độ, chiếu lên thiên cầu, đo theo góc về phía bắc, tính từ xích đạo. Cụ thể, xích vĩ của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng xích đạo. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía bắc mặt phẳng xích đạo và âm khi nằm ở phía nam.

Xích kinh tương tự như kinh độ, đo từ một phương xác định gọi là phương xuân phân về phía đông. Cụ thể, xích kinh của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng chứa thiên cực và phương xuân phân. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía đông của phương xuân phân, và âm khi thiên thể nằm ở phía tây.

Cập nhật: 10/08/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video