Phát hiện đám mây hình “đuôi lợn” trên dải ngân hà

Nhóm các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Đại học Keio và Đài Thiên văn quốc gia ngày 4/9 công bố bức ảnh đám mây khí tạo thành những vòng xoáy hết sức đẹp mắt ở trung tâm của dải ngân hà, cách Thái Dương hệ khoảng 30.000 năm ánh sáng.


Hình ảnh đám mây phân tử giống với "đuôi lợn" do các
nhà khoa học Nhật Bản chụp được ở trung tâm dải ngân hà.

Với hình thù mà đám mây phân tử này tạo ra, các nhà khoa học gọi nó với cái tên “đuôi lợn". Họ đã dùng kính viễn vọng điện từ đặt tại Trạm quan sát vũ trụ Nobeyama ở tỉnh Nagano chụp lại hình ảnh đám mây phân tử này.

Chiều dài của toàn bộ đám mây lên tới 60-70 năm ánh sáng trong khi đường kính vòng mà chiếc “đuôi lợn” uốn lượn vào khoảng 50 năm ánh sáng. Chiếm phần lớn thành phần cấu tạo của “đuôi lợn” là khí hydro với số lượng tương đương của hàng chục nghìn Mặt Trời cộng lại.

Nhiều khả năng đám mây hình "đuôi lợn" này là sản phẩm của sự hòa trộn giữa hai đám mây khí lớn cuộn lại với nhau ở trung tâm của dải ngân hà. Theo các nhà khoa học, vòng xoáy này có thể đã ra đời từ cách đây 1,8 triệu năm.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video