Phát hiện dạng siêu tân tinh mới

Các nhà thiên văn Mỹ cho hay đã phát hiện một dạng siêu tân tinh mới không hề giống với 2 dạng trước đây về hiện tượng vũ trụ hoành tráng này.

Trước đây, siêu tân tinh được phân thành loại sụp lõi hoặc Type Ia. Giờ đây, nghiên cứu mới trên chuyên san The Astrophysical Journal đã xác định một dạng mới của siêu tân tinh, gọi là Type Iax.

Theo đó, loại đầu tiên của siêu tân tinh (tức dạng sụp lõi) là sự nổ tung của các ngôi sao lớn gấp 10 đến 100 lần Mặt trời của chúng ta.


Ví dụ về siêu tân tinh Type Iax - (Ảnh: The Space Reporter)

Ở dạng Type Ia, ngôi sao trở nên bất ổn và dần dần cả ngôi sao bị nuốt chửng trong một phản ứng nổ nhiệt hạch khủng khiếp, theo Đại học Tennessee (Mỹ).

Trong khi đó, siêu tân tinh Type Iax “yếu” hơn Type Ia; và cả 2 dạng đều bắt nguồn từ các vụ nổ sao lùn trắng, siêu tân tinh Type Iax có thể không hủy diệt được toàn bộ ngôi sao.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Ryan Foley, tại Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian (Mỹ), siêu tân tinh Type Iax là “một dạng còi cọc của siêu tân tinh”.

Các nhà thiên văn học đã tìm được 25 ví dụ cho Type Iax. Họ cho rằng Type Iax xuất phát từ những hệ thống sao trẻ, vì không có vụ nổ siêu tân tinh thuộc dạng này được phát hiện tại các thiên hà hình ê líp, toàn chứa những ngôi sao già.

Họ kết luận siêu tân tinh Type Iax đến từ một hệ thống sao đôi, trong đó chứa sao lùn trắng và bạn đồng hành của nó đã mất đi lớp hydrogen bên ngoài, cho phép helium giành quyền thống trị. Sao lùn trắng liền thu thập helium từ sao đồng hành với nó.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video