Phát hiện giun thây ma kỳ dị

Các nhà nghiên cứu cho hay, những dấu vết của giun thây ma Osedax (giun ăn xương – hay còn gọi là giun zombie) vừa được phát hiện trong mẫu hóa thạch 3 triệu năm ở Ý.

Giun Osedax ăn xương cá voi ở đáy biển bằng cách dùng các mô giống rễ luồn lách và phân hủy xương lấy chất dinh dưỡng.

Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên ở London (Anh) đã xác định được những lỗ khoan trên hóa thạch cá voi nhờ công nghệ scan.

Phát hiện được nhà khoa học Nicholas Higgs và các đồng nghiệp đăng tải trên tập san Historical Biology này mở ra một hướng nghiên cứu mới, cho thấy loài giun kỳ dị nói trên đã phát tán rộng trong đại dương thời tiền sử vượt quá sự tưởng tượng của con người.

Trước phát hiện này, bằng chứng đầu tiên và duy nhất cho thấy dấu vết của giun Osedax trong hóa thạch được tìm thấy ở bờ biển bang Washington (Mỹ) hồi năm ngoái.


Các nhà khoa học đang từng bước khám phá giun Osedax.

Nhà khoa học Higgs đang nghiên cứu giun Osedax để phục vụ cho nghiên cứu tiến sĩ của mình và liên hệ với các đồng nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên thuộc Đại học Florence của Ý.

Các nhà khoa học Ý trước đó phát hiện ra một hóa thạch cá voi với hàng chùm sinh vật hóa thạch khác vây quanh, và cho rằng một hệ sinh thái đã phát triển bao quanh bộ xương này.

Hóa thạch xương cá voi vốn là điều kiện lý tưởng cho giun ăn xương. Chính vì vậy, nhà khoa học Higgs không thể bỏ lỡ cơ hội của mình, ông bỏ công sức tới Ý và lăn vào nghiên cứu đống hóa thạch.

BBC Nature dẫn lời ông Higgs cho hay: "Chúng tôi không tìm thấy bất cứ dấu hiệu trên hóa thạch xương cá voi… nhưng tôi đã dành cả tuần ở đó để nghiên cứu tất cả các bộ sưu tập và thậm chí tôi còn tìm thấy xương trong một chiếc hộp đầy bụi bặm”.

“Số xương được thu thập hồi năm 1875, nên hẳn đã bị lãng quên từ lâu. Đó không phải mẫu xương cá voi đẹp nên cũng không được mang ra trưng bày và chẳng ai ngó ngàng tới chúng”, ông Higgs nói thêm.


Mẫu hóa thạch cá voi có dấu vết của giun Osedax.

Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhiệt huyết của nhà khoa học Higgs. Ông trở lại London và quyết làm sáng tỏ nghi ngờ của mình bằng cách dùng công nghệ micro-CT scanner.

“Hóa thạch của giun thực sự rất hiếm. Chúng tôi không biết nhiều về tiêu bản hóa thạch của chúng vì chúng vốn là động vật thân mềm. Tuy nhiên, loài giun ăn xương lại có đặc thù riêng, nên chúng tôi có thể tìm thấy dấu vết của chúng qua các lỗ khoan trên xương cá voi”.

Giun Osedax không có miệng và ruột nhưng lại có thể tấn công vào xương cá voi bằng cách đục đẽo nhờ các mô giống rễ của mình để lấy chất dinh dưỡng (đây chính là nguồn gốc khiến chúng được đặt biệt danh giun thây ma!). Một khi giun cái đã đục vào được xương cá voi thì nó sẽ không bao giờ chui ra. Giun đực thì không phải đục đẽo gì cả vì nó sống bên trong giun cái.

Tiêu bản của chúng được phát hiện đầu tiên vào năm 2004 trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Cập nhật: 17/02/2017 Theo BBC, Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video