Các chuyên gia về chim cánh cụt và nhóm cứu hộ cho biết có hàng trăm xác chim cánh cụt con trôi dạt từ bờ biển băng giá của Nam Cực và Patagonia đến các bãi biển nhiệt đới của Rio de Janeiro.
Hơn 400 xác chim cánh cụt, hầu hết còn nhỏ, trôi dạt vào các bãi biển bang Rio de Janeiro trong hai tháng vừa qua, theo Eudardo Pimenta, giám sát viên của ủy ban môi trường và bảo vệ bờ biển của bang tại trung tâm nghỉ mát Cabo Frio.
Mặc dù việc tìm thấy chim cánh cụt – cả còn sống và đã chết – bị cuốn trôi bởi các dòng nước biển mạnh từ eo biển Magellan là chuyện thông thường, Pimenta cho biết số lượng chim cánh cụt được tìm thấy năm nay là nhiều nhất.
Đội cứu hộ và những người có trách nhiệm có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân của hiện tượng này.
Thiago Muniz, bác sỹ thú y tại vườn thú Niteroi, cho rằng việc lạm dụng đánh bắt cá đã buộc chim cánh cụt phải bơi xa hơn để tìm cá, “điều này khiến chúng dễ dàng bị các dòng nước biển mạnh cuốn trôi”.
Muniz cho biết Niteroi, sở thú lớn nhất của bang, đã nhận điều trị khoảng 100 chim cánh cụt trong năm nay và rất nhiều trong số chúng đã bị ngâm trong dầu hỏa. Mỏ dầu Campos cung cấp hầu hết nhu cầu dầu ngoài khơi của Brazil.
Muniz cho biết ông chưa thấy chim cánh cụt phải hứng chịu tác động của các chất gây ô nhiễm khác, tuy nhiên ông chỉ ra rằng những con chim cánh cụt đã chết không trôi vào bờ để được chữa trị.
Pimenta nhận định tình trạng ô nhiễm là nguyên nhân chính.
Pimena trích dẫn lời một số nhà sinh vật học làm việc với ông: “Ngoài dầu từ lưu vực Campos, tình trạng ô nhiễm làm giảm sức đề kháng của động vật, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi các loại nấm và vi khuẩn tấn công phổi của chúng”.
Tuy nhiên, nhà sinh vật học Erli Costa thuộc đại học liên bang tại Rio de Janeiro nhận định, kiểu thời tiết cũng là một nguyên nhân.
Costa cho biết: “Tôi không nghĩ rằng nồng độ ô nhiễm cao đến mức gây ảnh hưởng đến loài chim nhanh như vậy. Thay vào đó, tôi cho rằng việc chúng ta tìm thấy nhiều chim cánh cụt trẻ và ốm yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng khí hậu này ảnh hưởng đến dòng chảy trên biển và tạo ra nhiều gió xoáy, làm cho biển trở nên dữ dội hơn”.
Theo ông, phần lớn những con chim cánh cụt được tìm thấy còn nhỏ, chúng vừa rời khỏi tổ và không thể bơi ngược dòng nước biển mạnh chúng gặp phải khi tìm kiếm thức ăn.
Hàng năm, Braxin phải đưa hàng chục chim cánh cụt quay trở lại Nam Cực và Patagonia.
Đội cứu hộ và những người có trách nhiệm có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân của hiện tượng này.
Thiago Muniz, bác sỹ thú y tại vườn thú Niteroi, cho rằng việc lạm dụng đánh bắt cá đã buộc chim cánh cụt phải bơi xa hơn để tìm cá, “điều này khiến chúng dễ dàng bị các dòng nước biển mạnh cuốn trôi”.
Nhóm cứu hộ bờ biển Brazin giải cứu những con chim cánh cụt bị đánh dạt đến bờ biển Rio de Janeiro. (Ảnh: AP) |
Muniz cho biết ông chưa thấy chim cánh cụt phải hứng chịu tác động của các chất gây ô nhiễm khác, tuy nhiên ông chỉ ra rằng những con chim cánh cụt đã chết không trôi vào bờ để được chữa trị.
Pimenta nhận định tình trạng ô nhiễm là nguyên nhân chính.
Pimena trích dẫn lời một số nhà sinh vật học làm việc với ông: “Ngoài dầu từ lưu vực Campos, tình trạng ô nhiễm làm giảm sức đề kháng của động vật, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi các loại nấm và vi khuẩn tấn công phổi của chúng”.
Tuy nhiên, nhà sinh vật học Erli Costa thuộc đại học liên bang tại Rio de Janeiro nhận định, kiểu thời tiết cũng là một nguyên nhân.
Costa cho biết: “Tôi không nghĩ rằng nồng độ ô nhiễm cao đến mức gây ảnh hưởng đến loài chim nhanh như vậy. Thay vào đó, tôi cho rằng việc chúng ta tìm thấy nhiều chim cánh cụt trẻ và ốm yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng khí hậu này ảnh hưởng đến dòng chảy trên biển và tạo ra nhiều gió xoáy, làm cho biển trở nên dữ dội hơn”.
Theo ông, phần lớn những con chim cánh cụt được tìm thấy còn nhỏ, chúng vừa rời khỏi tổ và không thể bơi ngược dòng nước biển mạnh chúng gặp phải khi tìm kiếm thức ăn.
Hàng năm, Braxin phải đưa hàng chục chim cánh cụt quay trở lại Nam Cực và Patagonia.