Phát hiện mặt trăng mới của Hệ mặt trời

Các nhà khoa học Mỹ từng phát hiện ra "hành tinh thứ 10" trong Hệ Mặt trời, nay lại công bố một thông tin hấp dẫn mới là hành tinh này có một mặt trăng.

Khi quan sát ''"hành tinh thứ 10" nói trên, nhóm các nhà thiên văn do Giáo sư Michael Brown thuộc Viện Công nghệ California (Mỹ) đứng đầu đã phát hiện một vật thể mờ chuyển động bên cạnh hành tinh này. Nó chuyển động, nên các nhà khoa học cho rằng đây là một "mặt trăng", chứ không phải là một ngôi sao vốn luôn nằm yên một chỗ.

Việc phát hiện ra ''mặt trăng'' này hết sức quan trọng vì bằng cách xác định khoảng cách và quỹ đạo của mặt trăng, các nhà khoa học sẽ tính được khối lượng của hành tinh mới.

Hồi tháng 7 vừa qua, các nhà khoa học thuộc nhóm của Giáo sư Brown đã phát hiện ra ''hành tinh thứ 10'' (đặt tên là Sena) nằm cách Trái Đất gần 15 tỉ km, có kích thước lớn gấp rưỡi sao Diêm vương và là vật thể chuyển động nhanh nhất trong quỹ đạo Mặt trời từ trước đến nay.

VNA

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video