Được phát hiện vào năm 1801, Ceres là hành tinh lùn gần Mặt Trời nhất. Đến năm 2012 tàu vũ trụ Dawn của NASA mới tiếp cận hành tinh lùn này để tìm hiểu về lớp bằng trên bề mặt của nó.
Ngọn núi bí ẩn hình kim tự tháp trên hành tinh lùn Ceres
Được chụp bởi tàu vũ trụ Dawn, những hình ảnh mới nhất cho thấy có một ngọn núi hình dáng giống một kim tự tháp trên bề mặt của hành tinh này. Ngoài ngọn núi hình dáng kim tự tháp này ra, còn một điểm sáng kì lạ được cho là tập hợp của vô số điểm sáng nhỏ trên sàn của một miệng núi lửa – tuy nhiên nguồn gốc của chúng vẫn còn là bí ẩn.
Hình ảnh cận cảnh ngọn núi kì lạ, được tàu vũ trụ Dawn chụp từ độ cao 4400km
Ngọn núi này được cho rằng cao đến 5km, tương đương với ngọn núi Mont Blanc ở Pháp và Ý, ngọn núi cao nhất của dãy Apls.
Một hình ảnh khác cho thấy điểm sáng một cách rõ ràng hơn. Một số điểm sáng nhỏ hơn có thể thấy nằm rải rác xung quanh điểm sáng lớn nhất, ước tính những điểm sáng này bao phủ một không gian có đường kính khoảng 9km.
Những giả thuyết cho rằng những điểm sáng này là sự phản chiếu ánh sáng của băng và muối đóng trên bề mặt Ceres.
"Thật là hấp dẫn khi thấy những hình ảnh này", Tiến sĩ Marc Rayman, trưởng điều hành nhiệm vụ của tàu vũ trụ Dawn nói. Một vài tháng trước, khi tàu vũ trụ Dawn bắt đầu quan sát Ceres từ xa, chúng tôi thấy chỉ có một điểm sáng. Khi đến gần hơn, với một hình ảnh rõ hơn, lúc đó chúng tôi mới nhận ra là có đến hai điểm sáng.
Một vài giả thuyết được đưa ra về những điểm sáng bí ẩn trên bề mặt hành tinh lùn:
Giả thuyết đầu tiên cho rằng những điểm sáng đó là một đồng muối phản chiếu ánh sáng mặt trời, đồng muối này được tạo ra từ nước muối hoặc do phản ứng hóa học.
Giả thuyết thứ hai là những điểm này là một vùng băng, phản chiếu ánh sáng mặt trời. Ceres được cho rằng có nhiều lớp băng dưới bề mặt của nó. Lớp băng này có thể lộ ra khi một thiên thể va chạm với Ceres, sự thật là những điểm sáng này nằm trong một hố trũng, được hình thành sau một vụ va chạm nên giả thuyết này có vẻ khả quan nhất.