Bề mặt Mặt trăng được bao bọc bởi một lớp đất băng giá, có chứa một lượng nước đủ lớn cho toàn bộ nhân loại, tờ The Telegraph (Anh) trích dẫn một báo cáo nghiên cứu cho biết ngày 15/10.
Qua nghiên cứu mẫu đất thu thập từ Mặt trăng sau các sứ mệnh Apollo, các nhà khoa học thuộc Đại học Tennessee (Mỹ) phát hiện mẫu đất này có chứa nước dưới dạng một hợp chất gọi là hyroxyl.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán số nước này nhiều khả năng được hình thành bởi những luồng phân tử liên tục bắn ra từ Mặt trời, hay còn gọi là hiện tượng “bão từ”.
Các cơn bão từ đến từ Mặt trời đã giúp hình thành
nên hyroxyl trên bề mặt Mặt trăng - (Ảnh: Reuters)
Bão từ là một dòng các hạt phân tử nhỏ phát ra từ Mặt trời. Chúng không tiếp cận được Trái đất vì bị ngăn cản bởi từ trường; tuy nhiên, Mặt trăng thì lại không có được lớp bảo vệ này.
Được biết, trong những năm gần đây, đã có những bằng chứng cho thấy quan niệm Mặt trăng là một hành tinh khô cằn là sai lầm.
Hồi năm 2009, một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đâm vào một cái hố trên Mặt trăng làm bắn lên mảng đất có chứa lượng lớn băng.
Mặc dù đã có bằng chứng cho thấy sự tồn tại của nước trên Mặt trăng, nhưng còn một vấn đề vẫn làm đau đầu các nhà khoa học đó là nguồn gốc của lượng nước nói trên.
Các nhà khoa học phân tích mẫu đất từ Mặt trăng và thấy rằng chúng có chứa các hạt phân tử hyrogen với thành phần hóa học giống với các hạt phân tử tìm thấy trong bão từ.
Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng các cơn bão từ đã mang phân tử hydrogen đến Mặt trăng và kết hợp với oxygen tại đây để hình thành nên hyroxyl trên bề mặt Mặt trăng.
Hydroxyl là một hợp chất có cấu tạo giống với nước, nhưng chỉ có một nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy.
Khám phá trên được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Geoscience Journal (Anh). Tiến sĩ Marc Chaussidon tại Đại học Lorraine (Pháp) đánh giá nó “mở ra hướng mới dẫn tới một nguồn nước khác trong Thái Dương hệ”.