Mới đây, một số nhà nghiên cứu Thụy Điển thuộc Học viện Karolinska đã phát hiện ra một protein có khả năng kích thích sự hình thành các tế bào chất béo. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này giới khoa học có cơ sở để tìm ra các biện pháp chữa trị với chứng bệnh béo phì- căn bệnh đang phát triển mạnh không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới.
Protein này có tên gọi là TRAP (tartrate- Resistant acid phosphatase). TRAP có khả năng “kích thích sự hình thành các tế bào chất béo và do đó đẩy mạnh sự phát triển của căn bệnh béo phì.” Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu dựa trên cơ sở của việc nuôi cấy tế bào và các thí nghiệm ở loài chuột. Kết quả cho thấy các bệnh nhân bị béo phì thường có dư lượng protein TRAP.
Các kết quả của nghiên cứu được đăng trên tờ tạp chí trực tuyến Public Library of Science của Mỹ vào hôm 5/3.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI= H/ W2; trong đó: BMI- chỉ số khổi cơ thể; H- Chiều cao; W- Cân nặng) để nhận định tình trạng gầy béo của cơ thể con người. Chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5-23.
Bùi Thành (tổng hợp từ AFP, Wikipedia)