Phát hiện "quái vật" vũ trụ suýt hất văng Trái đất

Phát hiện rùng mình về một lượng nhôm phóng xạ khổng lồ dội vào Hệ Mặt trời 4,6 tỉ năm trước cho thấy Trái đất sơ sinh đã thoát hiểm trong gang tấc.

Phát hiện rùng mình về một lượng nhôm phóng xạ khổng lồ dội vào Hệ Mặt trời 4,6 tỉ năm trước cho thấy Trái đất sơ sinh đã thoát hiểm trong gang tấc.

Theo Live Science, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết một siêu tân tinh cổ đại suýt nữa đã thổi bay Mặt trời và các hành tinh sơ sinh của nó, nếu không có lá chắn khí phân tử.

Siêu tân tinh dạng vật thể trông như một đám mây phân tử khá tròn và sáng rực rỡ, thật ra là tàn tích của một vụ nổ sao.


Ảnh đồ họa cho thấy cách Mặt trời và đĩa tiền hành tinh mang Trái đất sơ sinh được bảo vệ khỏi siêu tân tinh - (Ảnh: NRAO).

Nó là một trong những vật thể "quái vật" đáng sợ nhất của vũ trụ với sóng xung kích tàn khốc và lượng vật chất lớn bắn ra xung quanh, đủ gây thảm họa cho các hành tinh ở cách nó nhiều năm ánh sáng.

Nhà vật lý thiên văn Doris Arzoumanian từ Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản và các cộng sự đã tìm thấy "dấu chân quái vật" trong các mảnh thiên thạch sơ khai nhất từng được tìm thấy: 4,6 tỉ năm trước, chúng bất ngờ được bổ sung một lượng lớn nhôm phóng xạ.

Chỉ có một lời giải thích hợp lý cho việc nhôm phóng xạ xâm nhập Hệ Mặt trời ồ ạt: Siêu tân tinh. Các mô hình cho thấy siêu tân tinh này gần và mạnh đến nỗi đã suýt thổi bay cả hệ sao, khiến đĩa tiền hành tinh non trẻ của nó bị phá hỏng.

Nếu điều đó xảy ra đúng kịch bản, Trái đất có thể đã không thể thành hình như ngày hôm nay.

Tuy nhiên, các dấu vết cũng cho thấy một may mắn bất ngờ. Vì còn sơ khai nên Hệ Mặt trời vẫn sở hữu một chiếc kén bằng khí phân tử. Lớp màng này đã vô tình khiến sóng xung kích từ vụ nổ và các thứ nó bắn ra bớt tác động đến hệ sao trẻ hơn.

Không chỉ Mặt trời, mà các ngôi sao khác đều được sinh ra từ các sợi khí khổng lồ trong các đám mây phân tử dày đặc.

Các thiên thể như tiểu hành tinh lớn được hình thành trong 100.000 năm đầu tiên của hệ sao cũng vỡ ra, giải phóng các thiên thạch giàu đồng vị phóng xạ và củng cố cho chiếc kén này bên cạnh lớp vỏ từ chính sợi khí sinh ra ngôi sao.

Chiếc kén này giúp bảo vệ cả hệ khỏi tác động khắc nghiệt của vũ trụ như các siêu tân tinh hay các ngôi sao "quái vật" nóng và nặng ở gần đó, những thứ có thể tác động tiêu cực đến việc hình thành các hành tinh như Trái đất.

Theo các tác giả, phát hiện độc đáo này tiết lộ cách các hệ sao chứa những hành tinh sống được có thể ra đời một cách an toàn giữa môi trường khắc nghiệt và hỗn loạn của các "vườn ươm sao".

Cập nhật: 19/07/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video