Phát hiện ra hành tinh kỳ lạ có 3 Mặt Trời với mùa hè kéo dài tới 300 năm

Một sáng mùa hè thức giấc, bạn ra ban công, hít thở chút khí trời và cái gì chói chang đang hắt nhiệt vào mặt bạn? Đó chính là Mặt Trời. Bạn dần cảm nhận nhiệt lượng kinh khủng tỏa ra và chợt nhận ra bây giờ đã là 10h sáng, trời lúc này bắt đầu "nóng chảy mỡ".

Nhưng cư dân Trái Đất may mắn do đó mới chỉ là một Mặt Trời, hãy thử tưởng tượng cư dân trên một hành tinh có ba Mặt Trời thì khổ sở tới mức nào? Ngoài việc sung sướng được ngắm 3 thứ bình minh, 3 thứ hoàng hôn khác nhau thì có lẽ cái nóng mùa hè phải mạnh gấp 3 lần.


Ngoài việc sung sướng được ngắm 3 thứ bình minh, 3 thứ hoàng hôn khác nhau thì có lẽ cái nóng mùa hè phải mạnh gấp 3 lần.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh kì lạ ấy có tới 3 mặt trời, và mùa trên hành tinh đó lâu hơn cả một đời người, hành tinh có tên HD 131399Ab, cách Trái Đất chúng ta 320 năm ánh sáng.

Một hành tinh khí khổng lồ, giống như Sao Mộc nhưng chỉ có điều nó lớn hơn Sao Mộc 4 lần. Là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời lạnh nhất từng được ghi hình lại bởi kính thiên văn, nhưng HD 131399Ab lại có nhiệt độ cực nóng so với chuẩn mực của con người, gần 1.000 độ F, khoảng 537 độ C.

Ngắn gọn lại thì HD 131399Ab khó có thể tồn tại sự sống. Nhưng giả định rằng bạn có thể viếng thăm hành tinh này và định cư tại đó, bạn sẽ thấy bầu trời nơi đây thật tuyệt diệu: bạn sẽ thấy ánh sáng Mặt Trời cả ngày hoặc thấy hoàng hôn tận 3 lần, tùy thuộc vào bạn đang ở mùa nào. Và mỗi mùa trên HD 131399Ab kéo dài khoảng 300 năm.


Đây là hành tinh khí khổng lồ, giống như Sao Mộc nhưng chỉ có điều nó lớn hơn Sao Mộc 4 lần.

HD 131399Ab quay quanh ngôi sao HD 131399A, ngôi sao sáng nhất trong Hệ Mặt Trời của nó, với khoảng cách khoảng 7,6 tỷ dặm, gấp khoảng 82 lần khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời.

Hai ngôi sao còn lại trong Hệ Mặt Trời ấy là HD 131399B HD 131399C, xoay quanh nhau và cùng quay quanh HD 131399A với khoảng cách bằng 300 tới 400 lần khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời.


Biểu đồ thể hiện Hệ Ba Mặt Trời với đường màu đó là quỹ đạo hành tinh, đường màu xanh là quỹ đạo của các ngôi sao. Hành tinh quay quanh ngôi sao sáng nhất hệ, HD 31399A.

Hành tinh này được phát hiện ra nhờ Đài Thiên văn Nam Châu Âu – ESO, đặt tại phía Bắc Chile. ESO được hỗ trợ bởi nhiều nước châu Âu như Anh, Đức, Bồ Đào Nha và một số nước thuộc châu Mỹ như Brazil, Chi lê.

Kevin Wagner, tiến sĩ tại Đại học Arizona, người tham gia nghiên cứu dự án này cho biết: "Nếu như hành tinh này chỉ xa khỏi quỹ đạo ngôi sao lớn nhất trong hệ kia, thì nó sẽ bị văng ra ngoài không gian. Hệ thống giả lập của chúng tôi chỉ ra được rằng quỹ đạo của các hành tinh và ngôi sao này toàn toàn ổn định, nhưng nếu xảy ra một thay đổi nhỏ, toàn bộ hệ thống quỹ đạo có thể trở nên lệch lạc một cách nhanh chóng".


HD 131399Ab cho ta cơ hội tìm hiểu được một hành tinh giống với Sao Mộc thời "trai trẻ".

Dù chúng có ổn định hay không, thì phát hiện này cũng giúp các nhà khoa học trả lời được câu hỏi các hành tinh chuyển quỹ đạo như thế nào. Hơn nữa, HD 131399Ab cho ta cơ hội tìm hiểu được một hành tinh giống với Sao Mộc thời "trai trẻ". Những dữ liệu này có thể mang ra so sánh với những gì Juno gửi về từ sứ mệnh Sao Mộc của mình.

Cập nhật: 12/07/2016 Theo genk
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video