Phát hiện "rồng non" ở hồ sâu hơn 100m dưới lòng đất

Manh giông hay còn gọi là "rồng non" có thể ẩn mình ở độ sâu hơn 100m bên dưới những hồ tối trong hang động đá vôi.

Một nhóm thợ lặn và nhà sinh vật học tìm thấy con manh giông ở độ sâu 113 dưới một hồ nước Croatia. "Đây là con manh giông được phát hiện ở nơi sâu nhất từ trước tới nay", New Scientist hôm 22/6 dẫn lời Petra Kovač-Konrad, trưởng nhóm nghiên cứu.

Manh giông có tên khoa học là Proteus anguinus, được mệnh danh là "cá người" bởi làn da nhợt nhạt ánh hồng hoặc "rồng non" theo cách gọi của người dân địa phương. Chúng nổi tiếng với cách sống chậm rãi và tuổi thọ dài. Loài vật mù này có thể sống tới một thế kỷ.


Con manh giông hay còn gọi là "rồng non" theo cách gọi của người dân địa phương. (Ảnh: Petra Kovač-Konrad).

Các nhà khoa học biết rất ít về manh giông. Họ đang chạy đua với thời gian trong công cuộc bảo tồn loài manh giông quý hiếm bởi môi trường sống dưới lòng đất của chúng đang bị ô nhiễm do hoạt động của con người. Chúng rất khó quan sát trong môi trường sống tự nhiên, ngoại trừ thông qua kỹ thuật lặn trong lồng phức tạp và nguy hiểm.

Các thợ lặn hang động Croatia và đồng nghiệp quốc tế tìm thấy 5 môi trường sống mới của manh giông trong 6 năm qua theo dự án của tổ chức Hyla. Hồ nước trong hang Zagorska pec, nơi nhóm thợ lặn bắt gặp sinh vật ở độ sâu kỷ lục, thu hút sự quan tâm đặc biệt bởi vài mẫu vật từng xuất hiện ở đó.

"Chúng tôi phát hiện mẫu vật ở nhiều độ sâu khác nhau trong hồ, giúp xác nhận giả thuyết độ sâu của nước không phải yếu tố ảnh hưởng tới manh giông. Chúng tôi cũng nhận thấy manh giông ưa chuộng một số khu vực đặc biệt thuộc hệ thống hang động với điều kiện ít gây áp lực như mạch nước chảy chậm hoặc có lượng lớn trầm tích", Kovač-Konrad nói.

Những phát hiện gần đây về môi trường sống mới tiềm năng của manh giông dựa trên ADN lấy từ nước hang động nơi loài vật từng xuất hiện. Các nhà bảo tồn cũng nỗ lực nhân giống manh giông trong điều kiện nuôi nhốt. Phần lớn quan sát về hành vi của chúng chủ yếu diễn ra ở những phòng thí nghiệm dưới lòng đất như cơ sở ở Postojna hoặc hang Tular ở Slovenia.


Ấu trùng nở ra từ trứng của manh giông mẹ. (Video: YouTube).

"Nghiên cứu manh giông ở độ sâu lớn hơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt khi thực hiện bởi những thợ lặn tham gia bảo tồn", nhà sinh vật học Gregor Aljančič, người đứng đầu phòng thí nghiệm hang động Tular, chia sẻ.

Để bảo tồn loài vật, thông tin về phân bố địa lý của chúng quan trọng hơn hiểu biết về độ sâu mà chúng có thể sinh sống. "Ở một số hang động nằm trong khu vực phân bố của manh giông, bạn sẽ chỉ trông thấy một con trong khi ở nhiều nơi khác, bạn sẽ bắt gặp 200 con trong suốt quá trình lặn. Ở một số nơi không có bất kỳ con nào nhưng chúng tôi vẫn chưa rõ tại sao", Balázs nói.

Nhóm của Balázs đang cố gắng lắp đặt camera hồng ngoại trong những hang động để ghi hình sinh hoạt của manh giông.

Cập nhật: 26/06/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video