Phát hiện “sát thủ các hành tinh” ngoài vũ trụ

Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện rằng hiện tượng tối đen không đều của ngôi sao RZ Piscium có thể do những đám mây bụi khí khổng lồ bay quanh nó.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng ngôi sao RZ Piscium, nằm cách Trái đất 550 năm ánh sáng trong chòm sao Pisces có khả năng phá hủy các hành tinh nhỏ bay quanh nó.


Ngôi sao RZ Piscium có các đám mây bụi khí bay xung quanh.

Các nhà thiên văn thấy rằng độ sáng của sao RZ Piscium giảm 10 lần trong khoảng thời gian định kỳ 2 ngày một lần.

Khi đó, ngôi sao bắt đầu phát ra thêm năng lượng hơn trong phổ hồng ngoại, điều này cho thấy sự hiện diện của một đám mây bụi. Trước đó, các nhà khoa học thấy RZ Piscium là một ngôi sao trẻ, bao quanh bởi một vành đai các tiểu hành tinh dày đặc và chúng thường va chạm và nghiền nát nhau.

Sử dụng các kính thiên văn hiện đại, các nhà khoa học đã cố gắng xác định được tuổi của sao RZ Piscium là khoảng 30 đến 50 triệu năm tuổi và ở độ tuổi này, RZ Piscium được xem là khá trẻ.

Tuy nhiên, theo một giả thuyết khác, RZ Piscium có thể già hơn Mặt trời và bắt đầu mở rộng thành một ngôi sao đỏ khổng lồ. Bằng cách tăng kích cỡ, nó sẽ phá hủy những hành tinh bay quanh nó và điều này có thể giải thích sự tồn tại của đám mây bụi khí bay quanh RZ Piscium.

Cập nhật: 25/12/2017 Theo GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video