Phát hiện siêu Trái đất màu đỏ có thể sống được và gần chúng ta

Quanh một ngôi sao lùn đỏ mờ có tên Ross 508 cách chúng ta chỉ 36,5 ánh sáng, các nhà khoa học vừa tìm thấy thứ có thể là bản sao phóng to của Trái đất: Siêu Trái đất Ross 508 b.

Nghiên cứu mới từ nhà thiên văn học Hiroki Harakawa từ nhóm điều hành Kính viễn vọng Subaru (đặt tại Hawaii - Mỹ) của Đài quan sát thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) cho thấy Ross 508 b là một hành tinh đầy hứa hẹn cho cuộc săn tìm sự sống.


Ảnh đồ họa mô tả siêu Trái đất màu đỏ thẫm vừa được phát hiện - (Ảnh: SMM/IAC)

Đó là một hành tinh có khối lượng gấp 4 lần Trái đất, quay quanh ngôi sao mẹ màu đỏ thẫm 10,75 ngày/lần. Đó là một quỹ đạo vô cùng hẹp so với Trái đất, nhưng vì Ross 508 là một ngôi sao lùn đỏ mát hơn Mặt Trời nhiều, nên vô tình khoảng cách gần đó khiến hành tinh nằm ngay cạnh rìa ngoài của "vùng sự sống".

"Vùng sự sống" - Goldilocks - của một ngôi sao là một vùng nơi mà các điều kiện nhiệt độ, bức xạ phù hợp để nước ở trạng thái lỏng và sự sống có cơ hội phát sinh. Nhưng vùng này cũng mang tính chất tương đối.

Vùng sự sống của Hệ Mặt trời có sao Kim, Trái đất và sao Hỏa nằm bên trong, nhưng 2 hành tinh gần chúng ta có vẻ khó lòng có sự sống hiện đại, trong khi một số mặt trăng của Sao Mộc, Sao Thổ như Europa, Enceladus nằm ngoài vùng sự sống thì lại có thể... đang có sự sống, theo các nghiên cứu từ NASA.

Sao lùn đỏ là dạng sao chiếm tới 3/4 các ngôi sao trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way, tuy nhiên do chúng nhỏ, mờ nên các kính viễn vọng rất khó quan sát.

Sao lùn đỏ sẽ dễ nhìn thấy hơn ở bước sóng hồng ngoại, do đó nhóm khoa học gia từ Trung tâm Sinh vật học thiên văn của Nhật Bản đã thiết kế ra một thiết bị quan sát hồng ngoại mới là IRD Doppler hồng ngoại, gắn vào kính viễn vọng để tăng sức mạnh của "mắt thần" Subaru.

Ross 508b đã là thành quả đầu tiên của sự cải tiến này. Siêu Trái Đất này có một quỹ đạo hình elip và cho dù có một đoạn ngắn hơi chệch ra khỏi vùng sự sống của ngôi sao, nhưng nó vẫn hoàn toàn có khả năng bảo tồn nước lỏng - điều kiện tiên quyết cho sự sống.

Theo Science Alert, nghiên cứu mới cho thấy Ross 508 b là một ứng cử viên tốt, nhất là khi các phép đo cho thấy bức xạ nó nhận được từ sao mẹ chỉ khoảng 1,4 lần bức xạ mà Trái đất nhận từ Mặt Trời - một mức vẫn chấp nhận được với sự sống, ngay cả các dạng sống thông thường trên Trái đất, nhất là nếu nó được bảo vệ bởi một bầu khí quyển phù hợp.

Ngay cả trong Hệ Mặt trời, các cơ quan vũ trụ hàng đầu như NASA, ESA vẫn theo đuổi các thế giới ngoài vùng sự sống với niềm tin gần như chắc chắn, ví dụ mặt trăng Europa của Sao Mộc, mặt trăng Enceladus và Titan của Sao Thổ, thậm chí là hành tinh lùn Sao Diêm Vương.

Theo giáo sư Bun'ei Sato từ Học viện Công nghệ Tokyo, thành viên của nhóm điều hành IRD, đã 14 năm kể từ khi họ bắt đầu nghiên cứu phát triển công nghệ này và đang nỗ lực tìm thêm những thế giới thương tự Ross 508b.

Riêng với Ross 508b, các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo đuổi nó và phân tích các dữ liệu chi tiết hơn để tìm ra manh mối của nước - nếu có - và các dấu hiệu khả dĩ khác của sự sống.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Publications of the Astronomical Society of Japan.

Cập nhật: 31/07/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video