Phát hiện sự thật đầy bất ngờ về Mặt trăng

Vệ tinh tự nhiên của Trái đất luôn được biết đến là nơi có bề mặt rất khô cằn. Thế nhưng trong quá khứ, Mặt trăng có thể đã ngập tràn trong nước lỏng.


Mặt trăng có thể đã từng chứa rất nhiều nước. (Ảnh minh họa: NASA).

Theo một phân tích mới dựa trên mẫu thiên thạch được xác định có nguồn gốc từ Mặt trăng, các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Ontario (Canada) cho rằng lớp vỏ Mặt trăng có thể từng chứa nhiều nước hơn so với những gì mà chúng ta từng nghĩ trước đây.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một loại khoáng chất phốt phát chứa apatit trong mẫu thiên thạch này. Đây là vật chất dễ bay hơi, và sự hiện diện của nó là lời khẳng định rõ ràng sự hiện diện của nước từng xuất hiện ở Mặt trăng.

"Lớp vỏ ban đầu của Mặt trăng dường như chứa khá nhiều nước. Các đồng vị dễ bay hơi được phát hiện đã tiết lộ một lịch sử thậm chí còn phức tạp hơn những gì mà con người từng biết đến", nghiên cứu kết luận.

Được biết, đây là lần đầu tiên con người tìm thấy apatit trong vật chất có nguồn gốc từ Mặt trăng.

Theo các nhà khoa học, phát hiện là điều vô cùng ý nghĩa, vì nó có thể giúp nhân loại làm rõ được những giai đoạn bí ẩn trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của Mặt trăng.

Tới nay, mặc dù Mặt trăng có thể đã cạn kiệt các chất dễ bay hơi như carbon, clo, hydro hay lưu huỳnh, song một phần của lượng nước này có thể vẫn đang mắc kẹt trong các miệng hố sâu bị che khuất.


Thiên thạch Mặt trăng AP-007 được phát hiện có chứa khoáng chất apatit. (Ảnh: Tara Hayden).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, khả năng mà khoa học có thể thăm dò tính chất hóa học của Mặt trăng là vô cùng hạn chế, nhưng một kỷ nguyên Mặt trăng mới đang tới gần.

Nhiều cơ quan không gian đang lên kế hoạch cho các sứ mệnh Mặt trăng. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể tới chương trình Artemis của NASA hướng tới việc đưa con người quay trở lại Mặt trăng vào năm 2026.

Cùng với đó vào cuối thập kỷ này, Trung Quốc cũng cho thấy tham vọng với một sứ mệnh tương tự, được triển khai vào năm 2030. Sự cạnh tranh gắt gao của 2 cường quốc vũ trụ trên thế giới đã hình thành nên một cuộc chạy đua không gian mới diễn ra trong thập kỷ này.

Không chỉ có Mỹ và Trung Quốc, nhiều quốc gia khác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada, Mexico, Israel… cũng đang có kế hoạch đưa xe tự hành (rover) lên khám phá bề mặt Mặt trăng và tìm kiếm nguồn nước và các khoáng chất quý hiếm.

Theo đánh giá, kho tài nguyên trên Mặt trăng có thể đạt giá trị hơn 1 triệu tỷ USD. Ngoài đất hiếm, Mặt trăng còn có nhiều khoáng chất khác, bao gồm bạch kim, palladium, rhodium, titan...

Cập nhật: 19/01/2024 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video