Phát hiện tế bào gốc "đa năng" giúp chữa nhiều loại bệnh

Các nhà khoa học ngày 11/12 cho biết họ vừa phát hiện ra một tế bào gốc mới có thể được "lập trình" trở thành bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, mở ra triển vọng điều trị cho nhiều loại bệnh.


Nhà sinh vật học phân tử Thomas Preiss của ĐH Quốc gia Úc - người có liên quan tới nghiên cứu mang tính đột phá - (Ảnh: Graham Tidy)

Phát hiện này - được một nhóm nghiên cứu Úc và các nhà khoa học quốc tế công bố trên tạp chí Nature, được xem là bước đột phá trong nghiên cứu tế bào gốc.

"Đây là những tế bào rất có ích, bởi bạn có thể ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của y học", nhà sinh vật học phân tử Thomas Preiss thuộc ĐH Quốc gia Úc nói với báo giới.

Ông cho biết hơn 50 nhà nghiên cứu đến từ Úc, Canada, Hà Lan và Hàn Quốc đã tham gia nghiên cứu có tên gọi "Project Grandiose" và đã phát hiện ra tế bào gốc đa năng mà họ đặt tên là F-class.

Chúng được coi là một nguyên mẫu tiềm năng cho việc sản xuất hàng loạt các tế bào gốc dùng để điều trị một loạt các loại bệnh và thương tật, đặc biệt là bệnh Parkinson's, Alzheimer's, mù lòa, đột quỵ và chấn thương tủy sống.

Theo các nhà nghiên cứu, trên cơ sở phát hiện này, họ có thể dùng tế bào của chính bệnh nhân, biến chúng thành các mô và cơ quan phục vụ cho việc cấy ghép giúp họ điều trị bệnh.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video