Phát hiện vật thể kim loại nhân tạo lâu đời nhất ở Trung Đông

Một chiếc dùi đồng khai quật ở Israel có niên đại 6.000 năm được xem là vật thể kim loại lâu đời nhất từ trước đến nay.

Các hiện vật khai quật tại Tel Tsaf, một địa điểm khảo cổ ở Israel nằm gần sông Jordan và biên giới của Israel với Jordan. Khu vực này là một ngôi làng trong khoảng thời gian từ năm 5100-4600 trước công nguyên, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1950. Những khai quật tại đây diễn ra từ năm 1970 cho đến ngày nay.


Chiếc dùi đồng tại di chỉ khảo cổ Tel Tsaf, Israel. (Ảnh: PLoS ONE)

Tel Tsaf có những tòa nhà lớn làm bằng gạch bùn và nhiều hầm chứa, mỗi hầm chứa có thể chứa từ 15 đến 30 tấn lúa mì và lúa mạch, một quy mô chưa từng có ở vùng Cận Đông cổ đại. Ngôi làng có nhiều lò nướng trong sân, tất cả đều chứa đầy xương động vật bị cháy. Ngoài ra, các nhà khoa học còn khai quật được nhiều đồ vật làm từ đá vỏ chai, một chiếc cốc có nguồn gốc từ Anatolia hoặc Armenia, vỏ động vật từ sông Nile-Ai Cập, đồ gốm từ Syria và Lưỡng Hà. Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy đây là một trung tâm thương mại cổ xưa rất giàu có, Livescience cho hay.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra chiếc dùi có dạng hình nón trong ngôi mộ một phụ nữ khoảng 40 tuổi, người phụ nữ này quấn quanh eo hông chuỗi hạt làm từ vỏ trứng đà điểu. Có vài tảng đá lớn bao quanh ngôi mộ bên trong một hầm chứa, điều này rất đặc biệt.

Chiếc dùi đồng dài 4,1cm; rộng 5mm tại chân đế và rộng 1mm tại đỉnh. Nó đặt trong một tay cầm bằng gỗ, do chiếc dùi chôn cất cùng với người phụ nữ nên các nhà nghiên cứu cho rằng chiếc dùi này thuộc về cô ấy.

“Đây là một trong những ngôi mộ phức tạp nhất mà chúng tôi tìm thấy. Sự xuất hiện các đồ vật bên trong ngôi mộ người phụ nữ cho thấy tầm quan trọng của chiếc dùi và người phụ nữ. Chúng tôi nhìn thấy ở đây dấu hiệu đầu tiên của hệ thống phân cấp xã hội phức tạp”, Danny Rosenberg, nhà khảo cổ học từ Đại học Haifa, Israel nói.


Sân giữa tòa nhà tại di chỉ khảo cổ Tel Tsaf, Israel. (Ảnh: PLOS ONE)

Phát hiện này cho thấy những bằng chứng đầu tiên trong việc sử dụng kim loại vùng Cận Đông cổ đại, bao gồm các hiện vật bằng đồng ở hang động Nahal Mishmar và nhẫn vàng ở hang động Nahal Qanah có niên đại từ năm 4500-3800 trước Công nguyên. Những phân tích hóa học chiếc dùi cho thấy nguồn gốc chiếc dùi cách địa điểm khảo cổ 1.000km, trong khu vực Caucasus. Chiếc dùi đồng cung cấp bằng chứng rằng cư dân trong vùng biết sử dụng kim loại sớm nhất vào những năm 5.100 trước Công nguyên, sớm hơn nhiều thế kỷ so với suy nghĩ trước đây.

"Ngôi mộ cũng cho thấy sự phức tạp của những người sống ở Tel Tsaf 7.000 năm trước, người dân ở đây đã làm quen với công nghệ luyện kim hàng trăm năm trước khi các mặt hàng đồng lan rộng xuống phía Nam miền Cận Đông”, Rosenberg nói.

Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS ONE.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video