Phát kiến mới dùng vi khuẩn làm đèn

Ô nhiễm ánh sáng đang là một vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, sức khỏe của con người. Đèn sinh học liệu có phải là giải pháp cho vấn đề này hay không?

Glowee - một công ty ở Pháp đã sản xuất thành công chiếc đèn chiếu sáng bằng vi khuẩn phát quang có trong cơ thể loài mực.

Phát quang sinh học là một phản ứng hóa học quy định bởi gene, cho phép một sinh vật có thể tự phát sáng. Theo một bài được đăng tải trên trang web của Glowee thì hơn 90% sinh vật biển có khả năng tự phát sáng, trong đó có một số loài quen thuộc như mực, sứa và tảo. Mục tiêu trước mắt của Glowee là sử dụng loại đèn này để thắp sáng khu vực trước cũng như cửa sổ của các cửa hàng mà không cần dùng điện nhưng sản phẩm này hứa hẹn có thể sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác trong tương lai.


Bóng đèn sinh học đã được sản xuất lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2015.

Chiếc đèn sinh học được lấy cảm hứng từ một tài liệu về phát quang sinh học trong khoảng thời gian Pháp thông qua quy định cấm các cửa hàng sử dụng đèn điện chiếu sáng cửa sổ từ 1 giờ đêm đến 7 giờ sáng. Bóng đèn sinh học đã được sản xuất lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2015. Tuy nhiên, Glowee không phải là công ty đầu tiên có ý tưởng tạo ra bóng đèn phát quang sinh học. Các công ty như Philips, công ty điện tử Hà Lan và AMBIO cũng đã nghiên cứu đèn sinh học nhưng không thành công.

Glowee hy vọng rằng sản phẩm độc đáo của họ sẽ cung cấp một sự thay thế cho điện chiếu sáng vào ban đêm cũng như ánh sáng phục vụ ở những nơi không có điện và cắt giảm ô nhiễm ánh sáng trên toàn cầu. Người sáng lập Glowee, cô Sandra Rey cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi cách tạo ra và sử dụng ánh sáng".


Clip giới thiệu về đèn sinh học của Glowee.

Các đèn sinh học bao gồm các bọc nhỏ, trong suốt, làm bằng nhựa và có thể được điều chỉnh thành bất kỳ hình dạng nào mà người dùng mong muốn. Những chiếc bọc này chứa đầy gel có chứa các vi khuẩn phát quang sinh học Aliivibrio fischeri. Đây là vi khuẩn không độc hại và không gây bệnh, thường được tìm thấy trong các sinh vật biển như loài mực bánh bao (tên khoa học Sepiolida). Gel trong đèn sinh học có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn, chủ yếu là đường và oxy.


Mực bánh bao.

Theo thử nghiệm ban đầu của Glowee thì đèn sinh học chỉ có thể phát sáng trong vài giây, nhưng sau khi tinh chỉnh công thức gel, giờ những chiếc đèn có thể chiếu sáng trong thời gian ba ngày. Sau đó, vi khuẩn trong đèn sinh học đã được biến đổi gene khiến các vi khuẩn chỉ phát quang vào ban đêm. Điều này giúp cho vi khuẩn trong đèn tiết kiệm năng lượng vào ban ngày và kéo dài hạn của các chất dinh dưỡng nuôi vi khuẩn. Glowee tin rằng sản phẩm đèn sinh học có thể sẽ được ra mắt vào năm 2017 khi mà đèn đã có thể đạt lượng thời gian chiếu sáng là 1 tháng. Glowee cũng đang trong quá trình nghiên cứu thêm để tìm cách làm các vi khuẩn phát sáng rực rỡ hơn và có khả năng tồn tại trong nhiều điều kiện thời tiết.


Hình dáng của chiếc đèn sinh học.

Hiện tại, nhiều người vẫn còn đang hoài nghi về tính ưu việt của các sinh đèn sinh học so với công nghệ đèn LED hiện nay và vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi về tính khả thi lâu dài của đèn sinh học, bao gồm cả chi phí và hiệu quả, nhưng Glowee hy vọng sản phẩm của họ có thể góp phần làm giảm ô nhiễm ánh sáng và lượng khí thải CO2 toàn cầu.

Cập nhật: 02/04/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video