Phát minh loại gel chữa lành tổn thương giác mạc không cần phẫu thuật

Các nhà khoa học Mỹ vừa nghiên cứu và phát triển thành công một loại gel dính có thể làm liền vết thương hoặc vết loét trên giác mạc của mắt, nhờ đó bệnh nhân không cần phẫu thuật.

Các nhà khoa học Mỹ vừa nghiên cứu và phát triển thành công một loại gel dính có thể làm liền vết thương hoặc vết loét trên giác mạc của mắt, nhờ đó bệnh nhân không cần phẫu thuật.

Loại gel nói trên chứa các hóa chất kích hoạt bằng ánh sáng, không chỉ có tác dụng làm liền vết thương mà còn giúp tái tạo phần tổn thương.

Đây là loại gel trong suốt, dẻo, dính khi đựng trong lọ thuốc hoặc xilanh, nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng xanh trong một thời gian ngắn sẽ rắn lại để thích hợp với các đặc tính của giác mạc nguyên thủy, và các tế bào giác mạc sẽ dần phát triển hòa vào gel dính.


Loại gel này không chỉ có tác dụng làm liền vết thương mà còn giúp tái tạo phần tổn thương. (Ảnh minh họa).

Trong nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học sử dụng gel bao phủ 20% vết thương giác mạc rộng 3mm, và chiếu sáng trong 4 phút để gel gắn chắc vào vết thương.

Một ngày sau đó, các nhà khoa học quan sát thấy bề mặt của mắt trong suốt, mịn và không bị viêm.

Theo thời gian, các mô đã được tái tạo và các mô mới rất ít khác biệt so với mô nguyên thủy.

Theo bà Reza Dana, Giáo sư nhãn khoa tại Đại học Y khoa Harvard, đồng chủ trì công trình nghiên cứu trên, các nhà khoa học muốn vật liệu này khiến các tế bào giác mạc khớp với với chất kết dính và tái tạo theo thời gian để dần hình thành thứ giống tế bào giác mạc nguyên thủy hết mức có thể.

Các nhà khoa học dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để áp dụng công nghệ này với các bệnh nhân trong khoảng 1 năm tới.

Công trình đã được đăng trên tạp chí Science Advances số ra ngày 20/3.

Tổn thương giác mạc là nguyên nhân phổ biến dẫn tới các ca suy giảm thị lực trên toàn thế giới, theo đó mỗi năm có hơn 1,5 triệu ca mắc bệnh mù giác mạc mới.

Một số trường hợp phải tiến hành cấy ghép giác mạc, song có thể gây ra một số biến chứng hậu phẫu trong đó có nhiễm trùng hoặc đào thải không tiếp nhận giác mạc cấy ghép.

Cập nhật: 22/03/2019 VietnamPlus
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video