Phổi nhân tạo

Các nhà khoa học của Trường ĐH Case Western Reserve (Mỹ) vừa chế tạo một loại phổi nhân tạo nhỏ gọn (ảnh) có thể hoạt động bằng không khí bình thường.

Loại phổi nhân tạo này là một khuôn mẫu với các tính năng thu nhỏ, sau đó được sắp lên nhiều lớp cao su silicone lỏng tương tự các mạch máu với đường kính nhỏ hơn 1/4 của sợi tóc người. Sau đó, chúng sẽ đông đặc lại thành những mao mạch và phế nang nhân tạo.

Khi máu và không khí được đưa vào các cổng riêng biệt, các phân tử ôxy sẽ được khuếch tán qua màng trao đổi khí rồi hòa vào trong máu và máu được bơm đầy ôxy sẽ chảy ra ở các cửa thoát máu. Còn khí carbonic trong máu sẽ bị khuếch tán qua màng trao đổi khí và thải ra ngoài thông qua cửa thoát khí. Ngoài ra, nó còn có thể được vận hành bằng chính tim và không cần các loại bơm cơ học.

Trước đây, các loại phổi nhân tạo thông thường cần phải có những thùng ôxy tinh khiết rất nặng để duy trì hoạt động, do đó giới hạn tính di động. Ngược lại, loại phổi nhân tạo mới này được thiết kế với kích thước nhỏ như phổi thật, cải thiện hiệu quả từ 3-5 lần. Do đó, đây là một bước tiến quan trọng hướng đến một loại phổi di động dễ dàng hoặc thay thế tạm thời cho phổi thật đang điều trị.

Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video