Bằng cách áp dụng phương pháp khử trùng bổ sung kiểu mới, các nhà khoa học đã tìm ra cách bảo quản sữa tươi lên tới hơn 2 tháng.
Tùy thuộc vào cách xử lý, phân phối và lưu trữ, sữa tươi thường sẽ có hạn sử dụng từ một vài ngày tới vài tuần. Tuy nhiên nhờ một phương pháp mới của các nhà khoa học, sữa tươi đã có thể bảo quản được tới hơn hai tháng. Nghiên cứu này mở ra hy vọng mới cho việc cải thiện dinh dưỡng và vận chuyển hàng hóa trong tương lai.
Nghiên cứu này mở ra hy vọng mới cho việc cải thiện dinh dưỡng và vận chuyển hàng hóa trong tương lai.
Theo Science Daily, dẫn đầu nghiên cứu trên là giáo sư Bruce Applegate cùng các cộng sự tại khoa nghiên cứu Khoa học thực phẩm thuộc trường ĐH. Purdue và Tennessee.
Nghiên cứu của nhóm tác giả phát hiện thấy rằng, việc tăng nhiệt độ sữa lên 10 độ trong vòng chưa đầy 1 giây giúp loại bỏ hoàn toàn hơn 99% các loại vi khuẩn còn tồn tại sau phương pháp tiệt trùng pasteur truyền thống.
Tăng nhiệt độ sữa lên 10 độ trong vòng chưa đầy 1 giây giúp loại bỏ hoàn toàn hơn 99% các loại vi khuẩn.
Applegate cho biết, kỹ thuật này là một sự bổ sung tuyệt vời cho phương pháp tiệt trùng pasteur. Nhờ đó, hạn sử dụng của sữa tươi có thể duy trì được lâu hơn từ 5-7 tuần đối với sữa để lạnh.
Tiệt trùng theo phương pháp pasteur truyền thống đã được áp dụng từ cách đây rất lâu. Phương pháp này do nhà khoa học, bác sỹ Louis Pasteur nổi tiếng phát triển từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, phương pháp của Pasteur chỉ duy trì được cho sữa tươi ở điều kiện nhiệt độ lý tưởng tối đa trong vòng 2-3 tuần.
Chính vì lẽ đó, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp hạ thấp nhiệt độ đột ngột (LTST) do hãng Millisecond Technologies, Mỹ sáng chế. Theo quy trình, các giọt sữa tiệt trùng sẽ được bổ sung vi khuẩn Lactobacillus và Pseudomonas. Thông qua một buồng điều áp và khí nóng, nhiệt độ của sữa sẽ tăng lên rất nhanh và hạ khoảng 10 độ C, và sau đó duy trì ở ngưỡng dưới 70 độ C, thuận tiện cho tiệt trùng.
Phương pháp thay đổi nhiệt độ đột ngột đã làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn sản sinh trong sữa.
Phương pháp thay đổi nhiệt độ đột ngột đã làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn sản sinh trong sữa, qua đó nâng hạn sử dụng của sữa sau khi áp dụng LTST lên tới 63 ngày.
Đánh giá chất lượng sữa tiệt trùng thông thường và sữa sau khi áp dụng phương pháp LTST, nhiều tham luận viên không hề cảm thấy bất kỳ sự khác biệt nào về màu sắc, hương thơm hay mùi vị.
Phillip Myer, trợ lý giáo sư về khoa học động vật tại ĐH. Tennessee, kiêm đồng tác giả nghiên cứu cho biết, quá trình sử dụng sức nóng từ phương pháp tiệt trùng truyền thống để nhanh chóng làm nóng các giọt sữa. Cũng theo Myer khẳng định: "Quá trình này làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn, đồng thời không bổ sung bất kỳ nguồn năng lượng nào cho sữa".
Công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu nguồn chất thải từ sữa.
Myer tin tưởng rằng, công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu nguồn chất thải từ sữa và cho phép vận chuyển sữa tới các vùng xa xôi.
Trong tương lai gần, Applegate cùng nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm phương pháp LTST với sữa chưa qua tiệt trùng. Thử nghiệm này nhằm kiểm chứng khả năng loại bỏ vi khuẩn có trong sữa ngay cả khi không qua tiệt trùng truyền thống sẽ như thế nào.
Được biết, nghiên cứu hiện đã được đăng tải trên tạp chí truy cập mở (open-access) SpringerPlus của Đức.