Quạ thông minh tìm cách ăn thịt cóc mía kịch độc

Quạ gần như là động vật duy nhất có thể tấn công và xé xác cóc mía mà vẫn miễn nhiễm với nọc độc nguy hiểm của chúng.

Loài quạ ở Australia tìm ra cách ăn cóc mía mà không sợ tiếp xúc với chất độc của chúng, Science Alert hôm qua đưa tin. Cóc mía có tên khoa học Rhinella marina, là động vật bản địa ở Nam Mỹ và Trung Mỹ, được đưa vào Australia năm 1935 nhằm kiểm soát bọ cánh cứng bản xứ phá hủy những cánh đồng mía.

Cóc mía có thể ăn nhiều loài, nhưng rất ít động vật có thể ăn thịt chúng do những tuyến độc trên cơ thể cóc. Chúng nhanh chóng bùng nổ về số lượng và phân bố rộng khắp phía đông bắc châu Đại Dương. Ở bất cứ nơi đâu cóc mía xuất hiện, các quần thể sinh vật bản xứ nhanh chóng giảm mạnh về số lượng do phải cạnh tranh nguồn tài nguyên và hầu hết động vật ăn thịt cóc mía đều nhiễm độc.


Quạ biết chọn vị trí tấn công chuẩn xác để không tiếp xúc với nọc độc của cóc mía. (Ảnh: National Geographic).

Nạn nhân đáng chú ý nhất của chúng là mèo túi, kỳ nhông và vài loài rắn bị xóa sổ hoàn toàn ở một số vùng. Tuy nhiên, loài quạ đã học được cách ăn thịt cóc mía mà vẫn tránh được phần lớn bộ phận có độc.

Những tuyến mang tai lớn ở cổ và vai cóc mía mang tới rủi ro lớn nhất. Khi bị quấy rầy, cóc mía tiết ra chất độc màu trắng sữa từ những tuyến này. Bất kỳ sự tiếp xúc nào với chất độc rỉ ra chắc chắn gây tử vong. Trong nhiều trường hợp, kẻ săn mồi chết trước cả khi kịp nuốt chửng cóc mía.

Quạ tránh tiếp xúc với chất độc rỉ ra bằng cách ngoạm vào tứ chi hoặc phần mày phía trên mắt chúng, tránh chạm vào cơ thể. Loài chim thông minh này biết cách đẩy cóc ngã ngửa, đôi khi lặp lại nhiều lần nếu con cóc cố chạy trốn. Chúng cũng biết nên ăn các bộ phận như cẳng chân nhiều thịt, lưỡi, ruột và cách tách bộ phận muốn ăn từ cơ thể cóc.

Con quạ Torresia (Corvus orru) trong ảnh mất gần 40 phút để xé xác nạn nhân gần hồ Kurwongbah ở phía bắc Brisbane, Australia, theo nhiếp ảnh gia Steve Wilson, người chứng kiến sự việc. Nó khéo léo tránh chất độc màu trắng ở tuyến mang tai của cóc mía. Trong suốt quá trình, những con quạ khác ở gần đó chỉ đứng yên và lặng lẽ theo dõi. Loài chim có thể chịu nọc độc của cóc tốt hơn bò sát và thú có túi, nhiều khả năng do sự trao đổi gene giữa các loài chim Australia và châu Á cùng tiến hóa với cóc.

Cập nhật: 31/01/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video