'Quái vật biển' không hung hãn

Dài hơn một chiếc xe buýt với các xúc tu phủ đầy gai sắc như dao cạo, mực khổng lồ từng được coi là quái vật biển, nhưng thực ra chúng không phải là những kẻ săn mồi dữ tợn như trong các truyền thuyết. 

Một con mực Mesonychoteuthis hamiltoni nặng 495 kg, dài gần 8 m bị bắt tại New Zealand vào năm 2007. Ảnh: thesun.co.uk.


Livescience nhận định rằng, phát hiện này không chỉ đi ngược lại hiểu biết của các nhà khoa học về loài mực khổng lồ mà còn là tiền đề để giới khoa học đánh giá lại vai trò của chúng đối với toàn bộ hệ sinh thái ở độ sâu 914-1.830 m dưới biển Nam Cực.

Cách nhìn mới về loài mực khổng lồ bắt nguồn từ việc phân tích dữ liệu của hai nhà hải dương học Rui Rosa thuộc trường Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) và Brad Seibel từ trường Đại học Rhode Island của Mỹ. Họ đã quan sát mối quan hệ giữa sự chuyển hóa (tức là cách các tế bào trong cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng) với kích thước cơ thể ở những loài mực nhỏ hơn trong cùng một họ với loài này, rồi sử dụng các kết quả thu được để dự đoán về quá trình chuyển hóa ở loài mực khổng lồ Mesonychoteuthis hamiltoni.

Trái với dự đoán ban đầu, họ phát hiện ra rằng loài mực khổng lồ có quá trình chuyển hóa chậm và do đó cũng di chuyển chậm hơn. Chúng thường chờ đợi con mồi hơn là chủ động tìm kiếm.

“Mọi người vẫn cho rằng chúng là loài săn mồi hung hãn, nhưng kết quả ghi nhận được lại cho thấy điều ngược lại. Loài mực nặng khoảng nửa tấn với các xúc tu phủ đầy gai lại không khác gì một giọt nước lớn", Rosa nói với Livescience.

Những truyền thuyết nói mực khổng lồ hay tấn công tàu thuyền và giết chết các thủy thủ, song nghiên cứu mới lại lại tạo ra hình ảnh một sinh vật gần như không hoạt động nhiều. Thay vì đuổi theo con mồi, mực khổng lồ lại chờ những con cá bơi ngang qua để bắt.

Ảnh minh họa mực khổng lồ giao chiến với cá voi. Ảnh: hmns.org.

Rosa cho rằng nếu loài mực khổng lồ tiêu tốn ít năng lượng hơn thì rất có thể chúng không phải là nguồn thức ăn ưa thích của cá voi.

“Vì loài mực này máu lạnh hơn chúng ta tưởng nên chúng không thực sự chứa nhiều dinh dưỡng. Cá voi sẽ không thể lấy được nhiều năng lượng từ mực ống khổng lồ, bởi nếu làm thế chúng sẽ phải tiêu thụ rất nhiều mực để duy trì sự sống”, bà Rosa cho biết.

Đồng thời, Rosa cũng nhấn mạnh rằng, hiểu biết về loài mực khổng lồ vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy các khám phá mới đều có thể bác bỏ những luận điểm đang tồn tại. Trên thực tế, loài mực khổng lồ sống ở những vùng nước quá sâu và lạnh nên các nhà khoa học gặp vô số khó khăn trong việc thu thập dữ liệu về chúng.

“Chúng ta chưa thực sự tiến hành nghiên cứu trực tiếp bởi ta không thể xuống lòng đại dương và bắt một con về được. Loài người hiểu rõ mặt trăng trên trời hơn là biển cả sâu thẳm ngay trên trái đất. Sự thật hiển nhiên này thể hiện rõ nhất ở Nam Cực", Rosa bình luận.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video