Quân đội Mỹ phát triển đạn tự hủy vì mục đích... an toàn

Công nghệ đạn mới sẽ giúp giảm thương vong cho dân thường trong vùng chiến sự.

Theo hãng thông tấn RT, quân đội Mỹ mới đây đã đăng ký bằng sáng chế cho một loại đạn tự hủy mới giúp giảm thương vong cho dân thường trong vùng chiến sự.


Các thử nghiệm ý tưởng đã hé lộ về những lợi ích đáng kể do đạn tự hủy mang lại.

Khi các cuộc chiến trong khu vực đô thị diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, các viên đạn có tầm bắn xa hơn mục tiêu ban đầu sẽ gây nguy hiểm cho người dân sinh sống trong vùng. Ý tưởng "đạn có tầm bắn giới hạn" của quân đội Mỹ được tích hợp thuốc pháo sáng để phát nổ ít giây sau khi bắn, khiến cho viên đạn không vượt ra khỏi tầm bắn dự định ban đầu.

3 nhà sáng chế trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Chế tác Đạn dược Mỹ ARDEC khẳng định: "Chúng tôi muốn bảo vệ cả lợi ích và vị thế của nước Mỹ".

Ý tưởng đạn tự hủy được đưa ra để sử dụng với súng .50 cal, nhưng về lý thuyết công nghệ này có thể được sử dụng trên nhiều loại súng có kích cỡ khác nhau, bao gồm cả vũ khí cỡ nhỏ. Các thử nghiệm ý tưởng đã hé lộ về những lợi ích đáng kể do đạn tự hủy mang lại, trong đó có bao gồm giảm thương vong cho các mục tiêu không mong muốn.

Các nhà sáng chế khẳng định, khoảng cách di chuyển tối đa của đạn có thể được thay đổi dựa trên lựa chọn nhiên liệu dùng trong thuốc pháo của viên đạn. Hiện tại, dự án này đã bị ngừng vốn đầu tư nghiên cứu, nhưng các tác giả cũng bày tỏ hy vọng rằng công nghệ đạn mới sẽ sớm xuất hiện trở lại.

Cập nhật: 24/02/2016 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video