Quan sát dòng vật chất tối, xa nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học Mỹ ngày 17/3 công bố vừa quan sát được dòng vật chất tối, chuyển động xa nhất trong vũ trụ từ trước tới nay. 

Ảnh minh họa.

Theo ông Alexander Kashlinsky, Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm bay vũ trụ Goddart của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhóm của ông đã quan sát chuyển động của 1.500 chùm thiên hà và kích thước của bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB), thu được bằng các kính viễn vọng trên vũ trụ và tại mặt đất trong 5 năm qua.

Kết quả cho thấy dòng vật chất tối này, di chuyển với tốc độ phi thường trên 1,6 triệu km/giờ theo hướng các chùm sao Centaurus và Hydra và cách Trái Đất tới 2,5 tỷ năm ánh sáng, xa gấp đôi khoảng cách đo được trong các nghiên cứu trước và là khoảng cách xa nhất mà con người có thể quan sát được trong vũ trụ từ trước tới nay.

Các nhà khoa học khẳng định chuyển động của các chùm thiên hà này không thể giải thích được bằng bất kỳ lực vũ trụ nào đã được biết tới. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này đã củng cố cho giả thuyết dòng vật chất tối là có thật.

Nhà khoa học Kashlinsky và đồng nghiệp đã lần đầu tiên công bố về kích thước dòng vật chất tối vào năm 2008. Họ ghi nhận được các dấu hiệu về sự chuyển động khác thường của các chùm thiên hà này nhờ ánh sáng còn sót lại từ vụ nổ Big Bang, tạo ra vũ trụ từ 13,7 tỷ năm trước. Ánh sáng còn sót lại này được gọi là CMB.

Toàn bộ nghiên cứu mới này được công bố chi tiết trên tạp chí Thư tín Vật lý học thiên thể số ra ngày 20/3 tới./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video