Quầng xuất hiện báo trước một thời kỳ không mưa

Quầng là hiện tượng quang học của tự nhiên. Và khi xuất hiện là điều báo trước một thời kỳ không mưa sẽ diễn ra tại địa phương, nhiều khi gây ra thiếu nước, hạn hán kéo dài.

Từ xa xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, thiếu các thông tin về thời tiết khí hậu, để biết được diễn biến của thời tiết, qua nhiều năm tháng ông cha ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm dự đoán thời tiết hằng ngày hoặc nhiều ngày từ việc quan sát các loại động thực vật cùng côn trùng sống xung quanh. Thực tế cho thấy nhiều loại thực vật, động vật rất nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết.

Cụ thể, dưới nước có Ếch, Lươn, Đỉa, trên cạn loài lông vũ có chim Sáo, Quạ, côn trùng gồm Chuồn Chuồn, Kiến, Mối..., về thực vật có cỏ Gà, rễ cây Si. Ngoài ra, cha ông ta cũng đã quan sát trạng thái bầu trời, các vì sao, mặt trời, mặt trăng để dự báo mưa bão, khô hạn, vì thế mới có câu tục ngữ lưu truyền bao đời nay "trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa". 

Ảnh do độc giả Li Wen Sheng (người Đài Loan) chụp tại Vũng Tàu.

Quầng là hiện tượng quang học của tự nhiên. Chúng chỉ xuất hiện vào ban ngày hoặc ban đêm trong mùa hạ và mùa thu hằng năm. Các nghiên cứu cho thấy quầng mặt trời hay quầng mặt trăng chỉ là một.

Mây sinh ra hiện tượng quầng có tên Latinh là Cirrostratus (tiếng Việt gọi là mây ti tầng, viết tắt Cs), màn mây trong và trắng nhạt, dạng tơ sợi (giống như tóc), hoặc nhẵn lì, che cả bầu trời hay một phần, loại mây này có cấu trúc do vô vàn những tinh thể băng nhỏ tạo thành. Độ cao đáy mây cách mặt đất khoảng 7 km, nhiệt độ trong đám mây âm 20 độ C.

Quầng mặt trời, mặt trăng là hiện tượng quang học, do ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng khi đi qua các tinh thể băng bị khúc xạ hay phản xạ sinh ra những vòng tròn, trường hợp khuyết là nửa vòng tròn với tâm là mặt trời hay mặt trăng. 

Quầng mặt trời ở Vũng Tàu. (Ảnh: Nguyễn Tấn Phương).

Khi quầng sinh ra do ánh sáng mặt trời bị khúc xạ, phản xạ thì có 7 màu gồm đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Vành trong cùng màu đỏ, vành ngoài cùng màu tím (sự sắp xếp màu của quầng ngược lại với màu sắc của cầu vồng).

Do ánh sáng mặt trăng yếu, khi gây ra hiện tượng quầng có màu sắc không rõ, mờ nhạt, thông thường quầng mặt trăng có màu trắng là chính; phần lớn chỉ quan sát được quầng nhỏ, có bán kính khoảng 22 độ (đây là góc từ vòng sáng đến tâm), đôi khi quan sát được quầng có góc tới 46 độ, gọi là quầng lớn, có độ sáng kém quầng nhỏ.

Khi quầng xuất hiện là điều báo trước một thời kỳ không mưa sẽ diễn ra tại địa phương. Nhiều khi gây ra thiếu nước, hạn hán kéo dài.

Theo Lưu Minh Hải - Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video