Rau Trung Quốc bị nhiễm xạ

Trung Quốc vừa phát hiện rau được trồng trong nước bị nhiễm xạ chất phóng xạ iot-131.

Báo cáo đầu tiên về tình trạng rau trong nước bị nhiễm xạ được đưa ra sau khi Bộ y tế nước này yêu cầu kiểm tra phóng xạ trong rau và nước ở các thành phố Bắc Kinh, Thiên Kinh và một số địa phương ven biển.

Kiểm tra mẫu rau thu thập hôm 4/4 tìm thấy một lượng iot phóng xạ thấp thấp trong rau chân vịt trồng ở Bắc Kinh, Thiên Kinh và Hà Nam với hàm lượng 1 -3 becquerel/kg, China Daily trích báo cáo của Bộ y tế cho biết.

“Mức độ ô nhiễm phóng xạ rất thấp nên không ảnh hưởng tới sức khỏe”, báo cáo nói.


Rau chân vịt ở chợ rau Bắc Kinh. (Nguồn: China Daily)

Theo các chuyên gia y tế, iot phóng xạ có thể tích tụ trong cơ thể người khi ăn phải thức ăn nhiễm xạ, dẫn tới nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng chất này tự phân hủy trong vài tuần ngoài tự nhiên.

Báo cáo cũng cho biết, những cơn mưa gần đây ở Bắc Kinh và Thiên Kinh có thể là nguồn nhiễm phóng xạ vào rau.

Chưa có trường hợp sữa nhiễm xạ nào được phát hiện ở Trung Quốc, nhưng cơ quan y tế nước này sẽ tiếp tục kiểm tra.

Wang Zhongwen, nhà nghiên cứu ở Viện năng lượng nguyên tử Trung Quốc, nói rằng nước này chỉ có thể tiến hành kiểm tra trên một số khu vực.

Chất đồng vị phóng xạ xe-zi-137 và -134 được tìm thấy trong không khí ở 21 tỉnh và khu vực của Trung Quốc hôm 5/4, Ủy ban phối hợp khẩn cấp phóng xạ quốc gia nước này cho biết.

Ngày 6/4, Công ty điện lực Tokyo bắt đầu bơm khí nitơ vào một trong các lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi để giảm nguy cơ xảy ra nổ khí hydro.

Loại khí này được bơm vào bể chứa của lò phản ứng số 1. Quá trình đó có thể phải mất vài ngày. Hidehiko Nishiyama, phát ngôn viên của Cơ quan an toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản, phủ nhận đang có “hiểm họa nổ tức thì” mà chỉ nói biện pháp này để phòng ngừa.

Trước đó, nước nhiễm xạ chảy từ khu vực lò phản ứng số 2 ra biển đã được chặn lại thành công, sau khi TEPCO bơm vào khoảng 6.000 lít natri silicat.


Đến cuối ngày 07/4 phần đám mây màu xanh dương (trong bản đồ) có nồng độ hạt nhân phóng xạ cao hơn cỡ 100 lần so với phần mây tím tiến gần đến đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Ông Nishiyama nói rằng cho tới nay chưa phát hiện thêm chỗ rò rỉ nào nữa. Nhưng có khả năng nước nhiễm xạ tiếp tục rò rỉ ở chỗ khác vì nước đang không có đường thoát.

TEPCO dự định xả 10.000 tấn nước nhiễm xạ thấp ra biển vào cuối tuần này, nhưng vấp phải sự phản đối của các nước lãng giềng và ngành công nghiệp đánh bắt trong nước.

Sau khi mở bể chứa nước thải, với khả năng chứa 30.000 tấn chất lỏng, công việc phục hồi hy vọng sẽ tiếp tục trong một tuần tới để đảm bảo bể chứa có thể giữ nước nhiễm xạ cao một cách an toàn mà không cần lo sợ chất lỏng rò rỉ ra ngoài.

TEPCO ước tính, 25% các thanh nhiên liệu ở lò phản ứng số 3 đã bị hư hại. Trước đó, TEPCO nói rằng 70% các thanh nhiên liệu của lò phản ứng số 1 và 30% nhiên liệu của lò phản ứng số 2 đã bị hư hỏng.

Về tình hình phóng xạ tại Việt Nam, thông tin trích trong báo cáo của Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ (từ ngày 05/4 đến khoảng 15:00 ngày 06/4/2011) cung cấp.

Trong các ngày tới, nếu không có sự thay đổi nhiều về điều kiện khí hậu thì đám mây phóng xạ tới vùng Đông Nam Á có thể có mức độ hạt nhân phóng xạ đo được tăng cao lên khoảng 10 lần. Tuy vậy, nồng độ hạt nhân phóng xạ vẫn thấp hơn mức cho phép hàng chục ngàn lần, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tại Việt Nam, theo số liệu đo đạc của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, trong son khí, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất); Còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131 và Cs-137 ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video