Robot giúp người đi du lịch có thể chăm sóc rau sạch tại nhà

Chỉ cần kết nối wifi với điện thoại, người dùng có thể chăm sóc luống rau sạch tại nhà ở bất kỳ đâu, dù cách xa hàng trăm nghìn kilomet.

Thấy vợ vất vả trồng rau trên sân thượng mà không hiệu quả, anh Nguyễn Trung Chính (32 tuổi, TP HCM) đã kêu gọi bạn bè và nhóm bạn trẻ 9x mới ra trường cùng tìm cách trồng rau thủy canh hiệu quả ở không gian nhỏ đô thị, dựa trên mô hình trang trại từ Isarel, Mỹ. Các thành viên của nhóm làm nhiều ngành nghề như nông nghiệp, công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học...

"Hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ các bệnh từ thực phẩm bẩn, rất nhiều gia đình muốn sở hữu vườn rau sạch ngay tại nhà, nhưng không phải ai cũng có thời gian và kinh nghiệm để chăm sóc chúng", anh Chính nói và cho biết từ đây nhóm đã tìm ra giải pháp.


Vườn rau tươi tốt nhờ Grennbot. (Ảnh do nhóm cung cấp).

Greenbot - robot trồng rau được ra đời sau hai năm. Một thành viên cho biết, lúc bắt đầu kinh nghiệm chưa có nên thử nghiệm nhiều lần không thành công. Khó nhất là lúc căn chỉnh chế độ dinh dưỡng, vì mỗi loại rau có đặc tính riêng, có thể phù hợp cây này nhưng cây kia lại héo rũ. Vì vậy, mỗi lần cây sinh trưởng không đều, nhóm phải làm đi làm lại cả trăm lần mới tìm được chất phù hợp cho cây.

Robot trồng rau là hệ thống giàn trồng rau thủy canh thông minh được thừa hưởng trào lưu công nghệ Internet of Thing hiện đại và ứng dụng vào thủy canh nông nghiệp. Robot gồm giàn trồng, thùng thông minh và App trên điện thoại. Hoạt động của nó dựa trên kết nối giữa ứng dụng phần mềm với hệ thống giàn qua mạng Wifi.


Nguyên lý hoạt động của robot trồng rau.

Giàn trồng gồm 63 giỏ với diện tích khoảng một mét vuông, có thể trồng nhiều loại rau. Với bộ cảm biến gắn trên giàn, robot đóng vai trò như con mắt và đôi tai điện tử của người dùng. Nó sẽ quan sát và ghi nhớ mọi thay đổi của môi trường tác động đến cây trồng như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước, lượng dinh dưỡng, sức khoẻ của cây...

Tiếp đó, nó sẽ tích hợp và chuyển dữ liệu về bộ não của giàn cây. Bộ não sau khi phân tích sẽ đưa ra giải pháp tối ưu chữa trị cho cây, rồi nhờ thiết bị điện tử trong thùng thông minh chuyển thông tin lên đám mây "Thư viện dữ liệu". Mọi thông tin sẽ được cập nhật liên tục tới người dùng qua smartphone dù ở bất kỳ đâu.

Nhờ ứng dụng điều khiển cài đặt sẵn trên điện thoại, người sử dụng chỉ cần click nhẹ trên chiếc smartphone để ra lệnh cho "bộ não" của giàn rau, robot sẽ thay người đó thực hiện mọi thao tác chăm sóc rau. Vì vậy người trồng có thể đi xa du lịch bất kỳ đâu đều có thể chăm sóc rau như mong muốn.


Chiếc điện thoại sẽ thông báo các chế độ mà cây trồng cần để người dùng ra lệnh. (Ảnh do nhóm cung cấp).

"Với thiết bị trên, người trồng chỉ việc để lượng dinh dưỡng vào thùng thông minh đặt bên dưới, phần việc còn lại sẽ do robot đảm nhiệm. Nếu thiếu dinh dưỡng cho cây, robot sẽ báo đến điện thoại. Khi đó người dùng chỉ cần nhấn nút trên điện thoại, robot tự động bơm và đến khi đủ dinh dưỡng thì tự động ngắt", anh Chính nói.

Khi thời tiết thay đổi như nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí tăng cao, robot trồng rau vẫn bảo đảm cây luôn xanh tốt.

Không chỉ đo lường, robot trồng sau còn có khả năng tự học và tích luỹ kinh nghiệm qua mỗi đợt gieo trồng, tức là giúp đợt trồng rau sau có năng suất và chất lượng cao hơn đợt trước. Tính năng này có được là nhờ vào các cảm biến, hệ thống thu thập dữ liệu của mỗi đợt trồng và cất giữ về thư viện đám mây.

"Trong một năm, mỗi gia đình chỉ tốn khoảng một triệu đồng sẽ có vườn rau ngon sạch sẽ", thành viên nhóm nói và cho biết nếu ra thị trường dự kiến bán sản phẩm giá 15 triệu đồng.

Cập nhật: 09/06/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video