Robot Nhật Bản lần đầu tiên hạ cánh xuống tiểu hành tinh

Hai robot thám hiểm hạ cánh trên bề mặt Ryugu, tiểu hành tinh đường kính khoảng 900 m, và gửi về một số hình ảnh mới.


Bề mặt Ryugu (trái) và ánh sáng Mặt Trời (phải) do Rover 1A chụp hôm 22/9. Ảnh: JAXA.

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đưa hai robot nhảy, Rover 1A và Rover 1B, hạ cánh trên tiểu hành tinh Ryugu hôm 21/6, Space đưa tin. Đây là lần đầu tiên robot thám hiểm đáp xuống bề mặt một tiểu hành tinh. Các kỹ sư tại JAXA xác nhận nhiệm vụ thành công và cả hai robot đều an toàn hôm 22/6.

Các robot sẽ di chuyển trên bề mặt Ryugu, chụp ảnh và thu thập dữ liệu. Một số hình ảnh đầu tiên gửi về rất nhòe vì được chụp trong lúc di chuyển. Để thực hiện nhiệm vụ, tàu vũ trụ Hayabusa 2 phải hạ xuống cách bề mặt Ryugu chỉ 55 m. Sau khi hai robot được thả xuống thành công, nó lại bay lên độ cao thông thường là 20 km.


Tàu Hayabusa 2 tiếp cận tiểu hành tinh Ryugu cuối tháng 6.

Theo kế hoạch, Hayabusa 2 sẽ thả xuống tiểu hành tinh một robot thám hiểm lớn hơn có tên MASCOT vào tháng 10 và robot nhảy kích thước nhỏ vào năm sau. Tàu vũ trụ này được phóng lên không gian tháng 12/2014 với nhiệm vụ thu thập mẫu đất đá từ Ryugu để mang về Trái Đất phân tích. Con tàu tiếp cận tiểu hành tinh hồi tháng 6, sau hành trình hơn 3 tỷ km ngoài vũ trụ.

Cập nhật: 24/09/2018 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video