Robot tắc kè

Loại robot này có thể leo tường theo phương thẳng đứng, đi qua các gờ lởm chởm của bề mặt xây dựng mà không cần giác hút hoặc chất keo dính ở chân. Vì thế, tuy rất giống nhưng nó giỏi hơn hẳn các loài thằn lằn.

Loài robot này được trang bị những siêu sợi bé tí giả lập bàn chân của tắc kè nhưng khô ráo, không một chút nhầy nhớt.


Robot tắc kè di chuyển

Trong tương lai, chúng có thể được dùng làm sạch các cửa sổ, kiểm tra các tòa cao ốc và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Theo tạp chí Vật liệu thông minh và kiến trúc của Anh, robot này di chuyển nhờ trang bị ở bề mặt dưới với những mũ nấm li ti dạng sợi polymer kích cỡ 0,01x0,017mm.

Nhà nghiên cứu Jeff Krahn tại Đại học Simon Fraser nhận định, với những sợi lông siêu mịn trên chân cùng cấu trúc đặc biệt của cơ thể, tắc kè bám dính rất tốt đối với các loại bề mặt khác nhau.

Theo ông, robot tắc kè có thể thắng được lực Van der Waals trong trường hợp bám chắc vào bề mặt dựng đứng, có thể bò trên tường với tốc độ 3,26 cm/giây cùng một tải trọng 110g. Báo Daily Mail dẫn lời Jeff Krahn rằng hiện nay robot tắc kè đang trong dạng nguyên mẫu nên chưa tính được chi phí thực tế cho một sản phẩm.

Ở một hướng nghiên cứu khác, báo Daily Mail cũng cho biết các nhà khoa học tại Đại học Stanford đang phát triển một loại robot có bàn chân bước đi như tắc kè thực.

Theo Daily mail, Thanh niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video