Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Phẫu thuật rút ống nhựa 12cm ra khỏi lỗ mũi của rùa

Cũng như ô nhiễm nguồn nước, đất hay không khí, ô nhiễm biển cũng đang là một trong những vấn nạn nhức nhối của thế giới. Mới đây, hai nhà khoa học tới từ bang Texas, Mỹ đã mạnh mẽ kêu gọi người dân không nên tiếp tục sử dụng đồ nhựa 1 lần sau khi họ trực tiếp nhìn thấy tác hại của chúng gây ra với sinh vật biển.


Chiếc ống hút được rút ra khỏi lỗ mũi của chú rùa dài khoảng 12cm.

Trong chuyến nghiên cứu khoa học tại vùng biển ở Costa Rica, hai nhà khoa học Christine Figgener và Nathan Robinson đã tìm thấy một con rùa biển đực loại quý hiếm đang khổ sở vì bị tắc mũi. Được biết, chú rùa xuất hiện trong clip là một loài rùa biển quý hiếm có tên gọi rùa đồi mồi dứa. Nó còn được biết đến với pháp danh khoa học là Lepidochelys Olivacea. Ban đầu, hai nhà khoa học nghĩ thứ nằm trong mũi con rùa là ký sinh trùng ăn bám nhưng sau khi quan sát kỹ, họ mới nhận ra, đó một chiếc ống hút nhựa.


Tóm tắt quá trình cuộc phẫu thuật thô sơ và đau đớn.

Do đang ở vùng biển xa cách bờ lẫn trung tâm thú y nên hai nhà khoa học buộc lòng phải tự tay phẫu thuật để cứu sống chú rùa đáng thương. Thứ duy nhất mà họ có lúc đó là một chiếc kìm nhỏ. Sau 8 phút vật lộn, cuối cùng, cả hai cũng rút được chiếc ống hút dài 12cm ra khỏi lỗ mũi của nó. Tuy nhiên, chiếc ống hút cắm vào lỗ mũi quá sâu nên khi rút ra, nó đã làm mũi chú rùa chảy máu. Dường như vì quá đau nên chú rùa cũng tỏ ra khó chịu với ca phẫu thuật bất đắc dĩ này.

Đoạn clip ghi lại toàn bộ quá trình phẫu thuật thô sơ đã được nhà khoa học Christine Figgener đăng tải lên Youtube vào thứ Hai vừa qua. Ngay sau khi xuất hiện trên mạng, đoạn clip đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng với hàng trăm nghìn lượt share kêu gọi bảo vệ môi trường biển.

Về phía hai nhà khoa học, mặc dù đã làm một việc tốt nhưng họ sẽ phải nộp một khoản phạt vì đã vi phạm quá quyền hạn nghiên cứu của mình.

Cập nhật: 07/03/2024 Theo Kenh14.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video